Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Mĩ thuật lớp 1. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Mĩ thuật lớp 1 (Cánh diều) mới nhất cả năm
CHỦ ĐỀ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM
BÀI 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện cụ thể:
- Yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường,…
2. Năng lực
Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:
a. Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết một số đồ, vật liệu cần sử dụng trong tiết học; nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm.
- Bước đầu chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lự chọn nội dung thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đói tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, … để sáng tạo sản phẩm.
c. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt đọng trao đổi, thảo luận theo chủ đề.
- Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động.
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
1. Học sinh:
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1;
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
- Ảnh, bức tranh về sản phẩm thủ công (nếu có thể).
2. Giáo viên:
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh hoặc vật thật minh họa nội dung bài học (đồ thủ công, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu đặc trưng vùng miền,…)
- Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, dán, ghép hình, nặn
- Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
1. Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, luyện tập,…
2. Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, tia chớp,…
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số HS - Yêu cầu tổ trưởng các tổ kiểm tra sự chuẩn bị bài học. Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học Giới thiệu một số đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ. 1/ Quan sát, nhận biết - Tiếp tục sử dụng các hình ảnh (hoặc video clip) - Đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh trang 3 SGK: + Đây là hoạt động gì? + Em đã từng làm việc này chưa? + Đây là màu gì? Sự khác nhau giữa các màu? Cảm giác màu phù hợp theo mùa…? - Gợi ý HS kể/gọi tên các đồ dùng và kết nối các tên với hình ảnh trong trang 4 SGK. - Gợi ý HS kể/ gọi tên và cho HS bổ sung, mở rộng các loại vật liệu dùng cho môn Mĩ thuật ở trang 5. - Hướng dẫn HS gọi đúng tên một số sản phẩm mĩ thuật quanh em tại trang 6 SGK. - Tổng kết lại thông tin. GV trình chiếu hình ảnh trong sách. HS nêu ý kiến hoặc trả lời. 2/Thực hành, sáng tạo a. Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo - Tổ chức cho HS trao đổi về các sản phẩm phần thực hành, sáng tạo tại trang 6. GV chốt: Tranh xé dán, tạo hình bằng đất nặn, vẽ tranh, ghép hình bằng lá cây. - Nêu câu hỏi đồng thời gới thiệu cách tạo ra sản phẩm. - GV chốt lại. b. Thực hành và thảo luận - Tổ chức cho HS sáng tạo theo nhóm 4. Tạo sản phẩm nhóm. Gợi ý: + Mỗi HS nặn một phần của đồ vật và ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh, + Cùng xé dán một bức tranh với những hình ảnh khác nhau + Chọn vật liệu, ghép hình theo những thứ HS chuẩn bị được. - Nhắc HS giữ vệ sinh, dọn dẹp vệ sinh tại chỗ sau khi tạo ra sản phẩm. Hoạt động 3: Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ. - Hs quan sát các hình ảnh trang 7 SGK - Cho HS ghép tên với ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7. - Cho HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn dựa trên: kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình, đã ổn chưa hay thay đổi gì không,… GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số sản phẩm hoặc tác phẩm mĩ thuật mà em biết. - GV chốt lại. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học – Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. – Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. |
-Lớp trưởng báo cáo -Tổ trưởng báo cáo.
-Quan sát, lắng nghe. -Quan sát và trả lời. -HS phát biểu, bổ sung. -HS trả lời.
-HS kể tên các vật liệu, các bước để tạo ra sản phẩm. -Lắng nghe.
– Thảo luận nhóm: + Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành + Chia sẻ, trao đổi thống nhất trong thực hành. – Tạo sản phẩm nhóm – Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm. -HS quan sát
-6 HS lần lượt ghép.
-Một số HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn.
-HS lắng nghe.
– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ. |
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học - Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học - Giới thiệu nội dung tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng. Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7 SGK và một số tranh sưu tầm thêm. - Cho HS trả lời một số câu hỏi: + Kể tên vật liệu, chất liệu? + Hình thức tạo hình? + Ứng dụng? VD như: mặt nạ dùng để làm gì? + Khi nào gọi là nghệ sĩ, nghệ nhân? + Khi nào gọi là sản phẩm, tác phẩm? - GV chốt lại. Hoạt động 3: Tổng kết bài học. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên các hoạt động trong môn Mĩ thuật mà em biết? + Những đồ dùng, vật liệu môn Mĩ thuật? + Hãy nêu tên gọi của các loại hình? (tranh , tượng) + Tên gọi của người làm nghề mĩ thuật? (họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân chạm khắc, …) - Ý nghĩ của môn Mĩ thuật, các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật? - GV chốt lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo. – Tóm tắt nội dung chính của bài học – Nhận xét kết quả học tập – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 2 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 2, trang 8 SGK. |
Tài liệu có 145 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Cánh diều
Để mua Giáo án Mĩ thuật lớp 1 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.