Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Ôn tập Chương 5 (Kết nối tri thức) Toán 7 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Toán 7.
Lý thuyết Ôn tập Chương 5 (Kết nối tri thức) Toán 7
A. Lý thuyết
1. Thu thập và phân loại dữ liệu
• Dữ liệu được phân loại theo sơ đồ sau:
• Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng.
• Dữ liệu không là số còn gọi là dữ liệu định tính.
• Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại:
+ Loại không thể sắp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về tên các nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, …).
+ Loại có thể sắp xếp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về xếp loại học lực của học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém).
2. Tính đại diện của dữ liệu
• Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
3. Biểu đồ hình quạt tròn
• Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu.
• Các thành phần của biểu đồ hình quạt tròn bao gồm:
+ Tiêu đề.
+ Hình tròn biểu diễn dữ liệu.
+ Chú giải.
• Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt (được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so với toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, tức là ứng với 100%.
• Hai hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ.
• Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%; phần hình quạt ứng với hình tròn biểu diễn tỉ lệ 25%.
4. Biểu đồ đoạn thẳng
• Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.
• Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng bao gồm:
+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.
+ Trục ngang biểu diễn thời gian.
+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.
+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. (Có thể dùng biểu tượng khác như dấu chấm tròn, dấu nhân, … để biểu diễn các điểm)
• Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.
• Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.
• Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).
• Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.
Bài 1. Mai muốn khảo sát đánh giá của các bạn học sinh trong trường về hiệu quả của việc học online mang lại nên đã lập phiếu hỏi dưới đây và phát cho 80 bạn nữ trong trường để thu thập dữ liệu.
Phiếu hỏi
1. Theo bạn, việc học online mang lại hiệu quả như thế nào?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án bạn lựa chọn)
A. Rất tốt
B. Tốt
C. Bình thường
D. Ít hiệu quả
E. Không hiệu quả
2. Trung bình mỗi ngày bạn học online hết mấy giờ?
a) Dữ liệu thu được từ mỗi câu hỏi trên thuộc loại nào?
b) Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ lựa chọn các phương án trong cây hỏi 1 của 80 bạn tham gia khảo sát. Cho biết mỗi phương án có bao nhiêu bạn lựa chọn?
c) Từ thông tin này, Mai kết luận rằng “Đa phần các bạn học sinh đánh giá việc học online mang lại hiệu quả tốt”. Kết luận này có hợp lí không?
Hướng dẫn giải
a) Dữ liệu thu được từ câu hỏi 1 không phải là số, có thể sắp thứ tự.
Dữ liệu từ câu hỏi 2 là số (đơn vị là giờ).
b) Số bạn lựa chọn phương án A là: (bạn)
Số bạn lựa chọn phương án B là: (bạn)
Số bạn lựa chọn phương án C là: (bạn)
Số bạn lựa chọn phương án D là: (bạn)
Số bạn lựa chọn phương án E là: (bạn)
c) Vì Mai chỉ khảo sát trên các bạn nữ trong trường mà lại kết luận chung cho tất cả các bạn nên kết luận này không hợp lí.
Bài 2. Nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội trong 6 năm từ 2014 đến 2019 được cho trong bảng sau:
a) Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.
b) Xác định xu thế tăng, giảm nhiệt độ trung bình không khí ở Hà Nội trong quá khứ và trong tương lai.
Hướng dẫn giải
a) Biểu đồ:
b) Từ nắm 2014 đến 2015 nhiệt độ không khí trung bình tại Hà Nội có xu hướng tăng. Từ năm 2015 đến 2017 có xu hướng giảm nhẹ. Từ năm 2018 trở đi có xu hướng tăng.
Bài 3. Để biểu diễn dữ liệu trong các tình huống sau, em sẽ chọn loại biểu đồ nào?
a) Tỉ lệ đóng góp GDP của các thành phần kinh tế ở Việt Nam;
b) Sự thay đổi giá gạo xuất khẩu từ năm 2012 đến nay.
Hướng dẫn giải
a) Việc biểu diễn tỉ lệ đóng góp GDP của các thành phần kinh tế ở Việt Nam nhằm mục đích so sánh giữa các thành phần ta dùng biểu đồ quạt tròn.
b) Để biểu diễn được sự thay đổi giá gạo xuất khẩu từ năm 2012 đến nay ta dùng biểu đồ đoạn thẳng.
B. Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 5 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
I. Nhận biết
Câu 1. Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ phần trăm môn thể thao yêu thích các bạn lớp 7A:
Tỉ lệ phần trăm của số bạn yêu thích môn cờ vua là bao nhiêu?
A. 30%;
B. 35%;
C. 15%;
D. 20%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào biểu đồ ta thấy tỉ lệ phần trăm số bạn yêu thích môn cờ vua là 35%.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2. Chọn câu trả lời sai:
Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sự thay đổi của một đối tượng theo thời gian thì:
A. Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm;
B. Trục ngang biểu diễn thời gian;
C. Trục đứng biểu diễn các tiêu chí thống kê;
D. Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Biểu đồ đoạn thẳng có trục nằm ngang biểu diễn thời gian, trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm
Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy được sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian
Nên các khẳng định A, B, D là đúng và khẳng định C là sai
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3. Tên các tỉnh, thành phố của Việt Nam: Yên Bái, Đắk Lắk, Băng Cốc, Hà Nội. Trong các dữ liệu trên, dữ liệu chưa hợp lí là:
A. Yên Bái;
B. Đắk Lắk;
C. Băng Cốc;
D. Hà Nội.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Dữ liệu chưa hợp lí là: Băng Cốc vì Băng Cốc thuộc lãnh thổ của Thái Lan.
Ta chọn phương án C.
Câu 4. Hàng ngày thời gian bạn Hoa đi từ nhà đến trường trong bảy ngày được ghi lại trong bảng sau:
Số thứ tự của ngày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Thời gian (phút) |
10 |
15 |
10 |
12 |
10 |
15 |
9 |
Bạn Hoa đã thu thập dữ liệu trên bằng cách:
A. Ghi chép số liệu thống kê hàng ngày;
B. Hỏi bạn bè trong lớp;
C. Thu thập từ nguồn có sẵn trên website;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Bạn Hoa xem đồng hồ lúc ở nhà và xem lại đồng hồ sau khi đã đến trường, sau đó ghi chép số liệu thống kê theo từng ngày.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 5. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu;
B. Tổng các tỉ số phần trăm của các số liệu thành phần phải bằng 100% (của tổng thể thống kê);
C. Trong biểu đồ hình quạt tròn, tổng thể thống kê được biểu diễn bằng các hình quạt tròn;
D. Số liệu thống kê theo tiêu chí thống kê của mỗi đối tượng được ghi ở hình quạt tròn tương ứng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Trong biểu đồ hình quạt tròn, đối tượng thống kê (không phải tổng thể thống kê) được biểu diễn bằng các hình quạt tròn nên khẳng định C là sai.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 6. Cho bảng thống kê tỉ lệ phần trăm về môn học yêu thích của học sinh trong một lớp:
Môn học |
Tỉ lệ phần trăm |
Toán |
45% |
Ngữ Văn |
25% |
Lịch Sử |
20% |
Địa lý |
10% |
Thể dục |
35% |
Tổng cộng |
135% |
Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là
A. Dữ liệu về tên các môn học;
B. Dữ liệu về tỉ lệ phần trăm;
C. Cả A và B đều đúng;
D. Cả A và B đều sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Các môn học toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý, thể dục là hợp lí.
Do đó phương án A và C là sai.
Dữ liệu tổng tỉ số phần trăm của các môn học lớn hơn 100% là chưa hợp lí.
Do đó dữ liệu chưa hợp lí trong bảng thống kê trên là dữ liệu về tỉ lệ phần trăm.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 7. Dữ liệu nào sau đây là số liệu?
A. Các tuyến xe bus ở Hà nội: 28, 26, 60A,...
B. Vật nuôi bạn yêu thích: chó, mèo, chim,...
C. Các môn học : Toán, Ngữ văn, Lịch sử,...
D. Giá tiền của các loại bút trong hiệu sách là: 2 000 đồng, 5 000 đồng, 10 000 đồng, ...
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Dữ liệu là số liệu là giá tiền của các loại bút trong hiệu sách là: 2 000 đồng,5 000 đồng, 10 000 đồng,...
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 8. Cho biểu đồ đoạn thẳng (hình vẽ)
Tiêu chí thống kê trong biểu đồ trên là:
A. Các ngày: 1; 2; 3; 4; 5 tiến hành quan sát;
B. Mầm cây non thay đổi như thế nào trong thời gian qua;
C. Màu sắc của mầm cây non trong thời gian 5 ngày;
D. Chiều cao của mầm cây non (tính theo cm) trong thời gian 5 ngày.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Tiêu chí thống kê trong biểu đồ trên được biểu diễn trên trục thẳng đứng là chiều cao của mầm cây non ( tính theo cm) trong 5 ngày
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 9. Trong cuộc khảo sát tìm hiểu về cách học để luyện thêm về môn tiếng anh của học sinh lớp 7A được kết quả như sau:
Có 20 học sinh học qua đọc, viết, làm bài tập trong sách bài tập;
Có 10 học sinh trong lớp học qua nghe đài, tivi;
Có 7 học sinh trong lớp học bằng cách luyện đề thi;
Có 5 học sinh học qua giao tiếp với người nước ngoài.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Kết quả trên là thu thập không có số liệu.
B. Kết quả trên là thu thập không phải là số.
C. Kết quả trên gồm cả dữ liệu là số liệu và dữ liệu không phải là số.
D. Kết quả trên là dữ liệu phần trăm không phải dữ liệu là số.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Các hình thức học: đọc viết; nghe; luyện đề; giao tiếp. Đây là dữ liệu không phải là số.
Số lượng học sinh có cách học qua đọc, viết; nghe; luyện đề; giao tiếp lần lượt là: 20, 10, 7, 5. Dữ liệu này là số liệu.
Ta chọn phương án C.
Câu 10. Biểu đồ sau biểu diễn thông tin về vấn đề gì?
Tỉ lệ phần trăm các loại trái cây bán được trong một ngày tại cửa hàng hoa quả A được biểu diễn bằng biểu đồ:
A. Tỉ lệ phần trăm cam bán được;
B. Tỉ lệ phần trăm táo bán được;
C. Tỉ lệ phần trăm nhãn bán được;
D. Tỉ lệ phần trăm các loại trái cây bán được trong cửa hàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Các hình thức học: đọc viết; nghe; luyện đề; giao tiếp. Đây là dữ liệu không phải là số.
Số lượng học sinh có cách học qua đọc, viết; nghe; luyện đề; giao tiếp lần lượt là: 20, 10, 7, 5. Dữ liệu này là số liệu.
Ta chọn phương án C.
Câu 10. Biểu đồ sau biểu diễn thông tin về vấn đề gì?
Tỉ lệ phần trăm các loại trái cây bán được trong một ngày tại cửa hàng hoa quả A được biểu diễn bằng biểu đồ:
A. Tỉ lệ phần trăm cam bán được;
B. Tỉ lệ phần trăm táo bán được;
C. Tỉ lệ phần trăm nhãn bán được;
D. Tỉ lệ phần trăm các loại trái cây bán được trong cửa hàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Biểu đồ biểu diễn các thông tin về tỉ lệ phần trăm các loại trái cây bán được trong một ngày tại cửa hàng hoa quả A
Vậy ta chọn phương án D.
II. Thông hiểu
Câu 1. Số kg giấy vụn học sinh đóng góp trong ngày hôm qua của các lớp khối 7 trường THCS Đoàn Thị Điểm được thống kê trong bảng sau:
7A |
7B |
7C |
7D |
7E |
10 kg |
5 kg |
7 kg |
5 kg |
8 kg |
Có bao nhiêu lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát bảng số liệu ta thấy:
Số kg giấy vụn đóng góp được ít nhất trong một lớp là 5 kg.
Lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất là lớp 7B, 7D.
Vậy có 2 lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2. Cho biểu đồ biểu diễn tỉ lệ các vị kem bán được trong cửa hàng :
Số lượng kem vị vani bán gấp mấy lần kem vị sầu riêng?
A. 4 lần;
B. 2 lần;
C. 6 lần;
D. 3 lần.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Số lượng kem vị vani bán được chiếm 40 %;
Số lượng kem vị sầu riêng bán được chiếm 100% – 40% – 30% – 20% = 10%;
Do 40% : 10% = 4 nên số lượng kem vị vani bán được gấp 4 lần số lượng kem vị sầu riêng.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 3. Lượng bánh ngọt bán ra của một cửa hàng được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:
Tổng tỉ lệ phần trăm của các loại bánh bán ra bằng 50% là:
A. Bánh chuối, bánh quy và bánh donut;
B. Bánh mì và bánh donut;
C. Bánh kem và bánh quy;
D. Bánh mì, bánh chuối và bánh kem.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tổng tỉ lệ phần trăm của các loại bánh chuối, bánh quy và bánh donut là:
16% + 14% + 8% = 38%
Tổng tỉ lệ phần trăm của bánh mì và bánh donut là:
42 % + 8% = 50%
Tổng tỉ lệ phần trăm của bánh kem và bánh quy là:
20% + 14% = 34%
Tổng tỉ lệ phần trăm của các loại bánh mì, bánh chuối và bánh kem là:
42% + 16% + 20% = 78%
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 4. Cho biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm loại gạo xuất khẩu năm 2021
Giá trị của x là:
A. 5;
B. 7;
C. 10;
D. 11.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có: x% + 24% + 2x% + 43% = 100%
Hay 3x% = 100% - 43% - 24%
3x%= 33%.
x% = 11%
Vậy x = 11.
Câu 5. Cho biểu đồ lượng máy tính bán trong sáu tháng đầu năm 2021 tại một cửa hàng như sau:
Tháng bán máy tính xách tay nhiều nhất và tháng bán máy tính bàn nhiều nhất của cửa hàng là:
A. Tháng 6 và tháng 3;
B. Tháng 1 và tháng 6;
C. Tháng 3 và tháng 1;
D. Tháng 6 và tháng 1.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Tháng bán được nhiều máy tính nhất là tháng có điểm biểu diễn cao nhất trong biểu đồ
Dựa vào biểu đồ, tháng bán được nhiều máy tính xách tay nhất là tháng 6, tháng bán được nhiều máy tính để bàn nhất là tháng 1
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 6. Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam trong một số năm gần đây được cho trong bảng sau:
Năm |
1995 |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
2020 |
Tỉ lệ % |
1,6 |
1,5 |
1,1 |
1,2 |
1,3 |
1,1 |
Tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là năm nào?
A. 1995;
B. 2015;
C. 2000;
D. 2020.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Theo bảng thống kê ta thấy
Năm 1995 là năm có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 1,6%.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 7. Khối lớp 7 có kết quả phân loại học tập của học sinh theo tỉ lệ phần trăm như sau: Học sinh ở mức tốt: 30%, học sinh ở mức khá: 50%, học sinh ở mức đạt: 20%
Biểu đồ quạt tròn nào dưới đây có thể biểu diễn các số liệu trên?
A. Biểu đồ (1);
B. Biểu đồ (2);
C. Biểu đồ (3);
D. Biểu đồ (4).
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Vì 50% + 30% + 20% = 100% nên phân loại học sinh khối 7 chỉ có 3 mức giỏi, khá và đạt tương ứng với 3 hình quạt tròn.
Trong đó học sinh ở mức khá chiếm 50% (hình quạt tròn bằng nửa hình tròn) nên chỉ có biểu đồ (3) phù hợp để biểu diễn các dữ liệu trên.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 8. Lượng mua trung bình của thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 cho bởi biểu đồ dưới đây:
Bảng nào sau đây thống kê đúng dữ liệu biểu đồ trên?
A.
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lượng mưa (mm) |
14 |
4 |
9 |
51 |
213 |
309 |
295 |
271 |
342 |
260 |
119 |
47 |
B.
Lượng mưa (mm) |
14 |
4 |
9 |
51 |
213 |
309 |
295 |
271 |
342 |
260 |
119 |
47 |
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
C.
Lượng mưa (mm) |
14 |
4 |
9 |
51 |
213 |
309 |
295 |
271 |
342 |
260 |
119 |
47 |
D.
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Tại các thời điểm tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12 ở trục ngang tương ứng với lượng mưa (mm) lần lượt là: 14, 4, 9, 51, 213, 309, 295, 271, 342, 260, 119, 47.
Vậy ta có bảng thống kê sau:
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lượng mưa (mm) |
14 |
4 |
9 |
51 |
213 |
309 |
295 |
271 |
342 |
260 |
119 |
47 |
Câu 9. Cho biểu đồ sau:
Tỉ lệ phần trăm sách tham khảo là:
A. 20%;
B. 30%;
C. 40%;
D. 60%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm sách giáo khoa là: 40%
Tỉ lệ phần trăm sách truyện là: 20%
Tỉ lệ phần trăm sách khác là: 10%
Vậy tỉ lệ phần trăm sách tham khảo là:
100% - 40% - 20% -10% = 30%
Ta chọn phương án B.
Câu 10. Nam liệt kê email của các thành viên tổ và ghi lại trong bảng sau:
STT |
Họ và tên |
|
1 |
Nguyễn Văn Nam |
Nam08@gmail.com |
2 |
Hoàng Ngọc Ánh |
|
3 |
Trần Minh Châu |
Chauchau.com |
4 |
Bùi Thị An |
|
5 |
Nguyễn Đức Phúc |
Ducphuc28@gmail.com |
Có bao nhiêu điểm chưa hợp lí về dữ liệu các thành viên trong tổ của Nam?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Trong bảng đã cho ta thấy email của bạn Châu không hợp lí vì không đúng theo cú pháp của email (email phải có @)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 11. Cho biểu đồ đoạn thẳng (hình vẽ)
Theo em, sau thời gian luyện tập, kết quả thời gian chạy của vận động viên ở tuần 7 so với tuần 1 thay đổi như thế nào?
A. tăng 2 phút;
B. giảm 2 phút;
C. tăng 1 phút;
D. giảm 1 phút.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Thành tích chạy tốt nhất khi vận động viên chạy nhanh. Tức là thời gian chạy càng thấp thì thành tích càng tốt.
Từ biểu đồ, ta thấy điểm của tuần 7 ở vị trí thấp hơn so với điểm của tuần 1. Do đó, vận động viên có thành tích chạy ở tuần 7 tốt hơn ở tuần 1 là 8 – 6 = 2 phút
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 12. Cho bảng thống kê về mức độ ảnh hưởng (đơn vị %) của các yếu tố đến chiều cao của trẻ:
Yếu tố |
Di truyền |
Dinh dưỡng |
Vận động |
Yếu tố khác |
Mức độ ảnh hưởng |
27% |
35% |
23% |
15% |
Muốn chiều cao phát triển tốt nên quan tâm đến chế độ nào nhất?
A. Chế độ thể dục thể thao;
B. Chế độ giải trí;
C. Gen di truyền từ bố mẹ;
D. Chế độ ăn uống.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Theo bảng thống kê ta thấy mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng là lớn nhất, chiếm 35%.
Do đó để phát triển chiều cao thì nên quan tâm đến chế độ ăn uống nhất.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 13. Biểu đồ ở hình dưới đây biểu diễn thời gian tự luyện tập đàn ở nhà 10 ngày của bạn An
Thởi gian tự luyện tập của An tăng trong những khoảng thời gian từ ngày?
A. 1 – 2;
B. 4 – 5;
C. 6 – 7;
D. 8 – 9.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Theo biểu đồ ta thấy thời gian tự luyện đàn của bạn An trong khoảng thời gian:
Từ ngày 1 – 2 : giảm 10 phút
Từ ngày 4 – 5 : tăng 10 phút
Từ ngày 6 – 7 : giảm 20 phút
Từ ngày 8 – 9 : giảm 20 phút
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 14. Thu thập số liệu về 6 màu sắc yêu thích của học sinh lớp 1A được kết quả sau:
Màu đỏ |
Màu vàng |
Màu tím |
Màu đen |
Màu nâu |
Màu trắng |
15% |
30% |
20% |
8% |
12% |
15% |
Học sinh lớp 1A thích màu nào nhất?
A. Màu vàng;
B. Màu tím;
C. Màu đỏ, màu trắng;
D. Màu nâu.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Màu vàng được 30% học sinh yêu thích chiếm tỉ lệ phần trăm số học sinh yêu thích nhiều nhất ( vì 30% > 20% > 150% > 12% > 8%).
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 15. Cho biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2019 như dưới đây:
Tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn 1991 - 2007 tăng (hay giảm) bao nhiêu phần trăm?
A. Tăng 0,77%;
B. Giảm 0,77%;
C. Tăng 0,17%;
D. Giảm 0,17%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam năm 1991, 1995, 1999, 2003, 2007 lần lượt là: 1,86%; 1,65%; 1,51%; 1,17%; 1,09%
Ta có 1,86% < 1,65% < 1,51% < 1,17% < 1,09%
Do đó tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1991 – 2007 giảm:
1,86% – 1,09% = 0,77%
Ta chọn phương án B.
III. Vận dụng
Câu 1. Cân nặng tiêu chuẩn của bé trai từ 1-10 tuổi được thể hiện trong biểu đồ sau:
Cân nặng tiêu chuẩn của bé trai năm 9 tuổi tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 4 tuổi? (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
A. 54,7%;
B. 96,2%;
C. 72,4%;
D. 74,2%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Từ biểu đồ ta thấy:
Cân nặng chuẩn của bé trai năm 4 tuổi là 16,3 kg
Cân nặng chuẩn của bé trai năm 9 tuổi là 28,1 kg
Nên cân nặng tiêu chuẩn của bé trai năm 9 tuổi so với năm 4 tuổi tăng
28,1 – 16,3 = 11,8 (kg)
Chiếm số phần trăm là
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2. Cho biểu đồ (hình vẽ) biểu diễn các thành phần dinh dưỡng có trong một loại thực phẩm:
Tỉ lệ phần trăm của chất béo trong thực phẩm trên là bao nhiêu?
A. 5%;
B. 10%;
C. 15%;
D. 20%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: 7x% + 2x% + 3x% + 40% = 100%
Suy ra: 12x% = 60%
Hay x = 5
Do đó tỉ lệ phần trăm của chất béo trong thực phẩm trên là: 5.3% = 15%
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 3. Kết quả tìm hiểu về sở thích ăn uống của 45 bạn học sinh lớp 7C cho bởi bảng thống kê sau:
Món ăn |
Bánh ngọt |
Socola |
Pizza |
Kem |
Thạch |
Số bạn |
7 |
4 |
18 |
10 |
6 |
Số bạn thích ăn pizza chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh của lớp 7C?
A. 15%;
B. 20%;
C. 25%;
D. 40%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Theo bảng thống kê ta có:
Số bạn thích ăn pizza là: 10;
Khi đó số bạn thích ăn pizza chiếm tỉ lệ phần trăm là:
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4. Cho biểu đồ sau:
Dựa vào biểu đồ hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở cả Châu Á và Châu Phi trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020 luôn giảm;
B. Năm 2000 là năm có tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á và Châu Phi cao nhất;
C. Năm 2020 là năm có tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á và Châu Phi thấp nhất;
D. Tỉ lệ phần trăm trẻ em dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Phi năm thấp nhất thấp hơn tỉ lệ phần trăm trẻ em dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á năm cao nhất.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào biểu đồ ta có:
- Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2020 tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở châu Á luôn giảm theo các năm còn ở Châu Phi thì tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động qua các năm lúc tăng lúc giảm nên đáp án A là sai
- Năm 2000 có tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á là 17% và ở Châu Phi là 30%, đây là tỉ lệ cao nhất nên đáp án B là đúng
- Năm 2020 có tỉ lệ trẻ dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á là 6% đây là tỉ lệ thấp nhất và ở Châu Phi là 24% > 18% của năm 2010 nên đây không phải là tỉ lệ thấp nhất do đó đáp án C là sai
- Tỉ lệ phần trăm trẻ em dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Phi năm thấp nhất là 18% vào năm 2010
Tỉ lệ phần trăm trẻ em dưới 18 tuổi phải lao động ở Châu Á năm cao nhất là 17% vào năm 2000
Do đó đáp án D là sai
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 5. Cho biểu đồ biểu diễn môn thể thao yêu thích của các bạn nam và nữ của khối 7:
Trong 250 học sinh của khối 7, gồm 100 bạn nam và 150 bạn nữ có bao nhiêu bạn yêu thích môn bơi lội?
A. 35 học sinh;
B. 55 học sinh;
C. 50 học sinh;
D. 30 học sinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Số học sinh nam yêu thích môn bơi lội là: (học sinh)
Số học sinh nữ yêu thích môn bơi lội là: (học sinh)
Tổng số học sinh yêu thích môn bơi lội là: 15 + 15 = 30 (học sinh).
Vậy có 30 bạn học sinh yêu thích môn bơi lội trong tổng số 250 học sinh.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.