Cách nhận biết axit flohiđric (HF) đầy đủ nhất

184

Axit flohiđric là một trong những nguồn flo quý giá, là tiền thân của nhiều dược phẩm, polime và phần lớn các chất tổng hợp có chứa flo. Vì vậy, nó được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, thủy tinh, kính,… Vậy axit này có gì đặc biệt không và nhận biết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết axit này nhanh nhất.

Cách nhận biết axit flohiđric (HF)

I. Cách nhận biết axit flohiđric

Axit flohiđric là một axit yếu.

- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím

Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ nhạt.

Lưu ý: 

- Không dùng AgNO3 nhận biết HF vì không có phản ứng xảy ra.

- Khi nhận biết các đồng thời dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:

+ Không hiện tượng: HF

+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI

AgNO3 + HI→ AgI↓ + HNO3

II. Mở rộng

- Axit flohiđric có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

→ Vì vậy, axit HF dùng để khắc chữ lên thủy tinh.

III. Bài tập nhận biết axit flohiđric

Bài 1: Phân biệt hai dung dịch sau: HF và NaF?

Hướng dẫn giải:

- Nhỏ vài giọt hai dung dịch trên lần lượt lên tấm thủy tinh, hiện tượng:

+ Thủy tinh bị ăn mòn: HF

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

+ Không hiện tượng: NaF

Bài 2: Cho các dung dịch bị giấu nhãn sau: HF, HBr, NaCl, NaOH. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên?

Hướng dẫn giải:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn. Trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Dùng quỳ tím, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HF, HBr (nhóm I)

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl

- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử ở nhóm I, hiện tượng:

+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr

AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3

+ Không hiện tượng: HF.

- Dán nhãn các dung dịch đã nhận biết.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá