Cách nhận biết khí CO2 đầy đủ nhất

251

Chúng ta biết khí cacbonic là khí không màu, không vị, không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống. Việc gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính. Trong hóa học, khí CO2 thường được đưa vào các bài tập nhận biết chất khí. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết khí này.

Cách nhận biết khí CO2

I. Cách nhận biết khí CO2

- Cách nhận biết: Dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) hoặc dung dịch Ba(OH)2

- Hiện tượng: Dung dịch bị vẩn đục màu trắng, sau đó nếu khí dư, dung dịch lại trở nên trong suốt.

- Phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + CO2 dư + H2O → Ca(HCO3)2

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết khí này bằng cách sử dụng que đóm đang cháy cho vào bình chứa khí CO2. Hiện tượng quan sát được đó là que đóm vụt tắt.

- Lưu ý: Khí CO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

II. Mở rộng

Khí CO2 được sử dụng khá phổ biến trong chế biến, bảo quản thực phẩm và trong công nghiệp:

- Khí cacbonic được sử dụng để chế tạo gas cho nhiều loại đồ uống có gas như coca, 7 up, pepsi,…

- CO2 ở dạng rắn hay còn gọi là đá khô.  Đá khô có nhiệt độ rất thấp và không nóng chảy chuyển từ thể rắn sang thể lỏng mà thăng hoa (chuyển từ thể rắn sang thể khí). Đá khô thường được dùng để bảo quản thực phẩm.

- Được sử dụng trong bình chữa cháy.

- Là nguyên liệu dùng trong chế biến và sản xuất methanol, urê,…

III. Bài tập nhận biết khí CO2

Bài 1: Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách phân biệt từng khí. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu nước brom là SO2.

- Phương trình hóa học:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Bài 2: Dùng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất khí sau: CO2, H2, CO, SO2. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Cho quỳ tím ẩm vào các lọ đựng các khí trên, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: CO2, SO2 (nhóm 1)

CO2 + H2O  ⇄ H2CO3

SO2 + H2O ⇄ H2SO3

+ Quỳ tím không đổi màu: CO, H2 (nhóm 2)

- Dẫn hai khí ở nhóm 1 lần lượt lội qua dung dịch nước brom, hiện tượng:

+ Dung dịch brom mất màu: SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

+ Không hiện tượng: CO2

- Dẫn 2 khí ở nhóm 2 qua CuO đun nóng, khí (hoặc hơi) thu được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, hiện tượng:

+ Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ, dung dịch xuất hiện vẩn đục → Khí ban đầu là CO.

CO + CuO đenCách nhận biết  khí CO2 nhanh nhấtCu đỏ + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ, dung dịch không hiện tượng → Khí ban đầu là khí H2.

H2 + CuO đenCách nhận biết  khí CO2 nhanh nhấtCu đỏ  + H2O

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá