Cách nhận biết FeO đầy đủ nhất

193

Sắt(II) oxit có công thức hóa học là FeO. FeO là một oxit bazơ. Bài viết sau đây, cung cấp cho các em cách nhận biết oxit này trong dạng bài tập nhận biết. Các em hãy đọc ngay để nắm được cách nhận biết nhé.

Cách nhận biết FeO

I. Cách nhận biết FeO

- Đặc điểm: FeO là chất rắn, màu đen và không tan trong nước.

 (ảnh 1)

- Cách nhận biết: Hòa tan FeO trong HCl.

- Hiện tượng: Chất rắn màu đen tan ra, dung dịch có màu lục nhạt.

- Phương trình hóa học:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Ngoài ra, khi cho FeO tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 thì sinh ra khí:

2FeO + 4H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 ↑ + 4H2O

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO ↑ + 5H2O

II. Mở rộng

FeO là hợp chất không có trong tự nhiên và có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử  Fe2O3 ở 500 °C :

Fe2O3 + CO Cách nhận biết FeO nhanh nhất2FeO + CO2

III. Bài tập nhận biết FeO

Bài 1: Phân biệt hai chất rắn màu đen sau: FeO và CuS? Viết phương trình hóa học minh họa.

Hướng dẫn giải:

- Phân biệt hai chất rắn FeO và CuS bằng dung dịch axit HCl, hiện tượng thu được:

+ Chất rắn màu đen tan ra: FeO

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

+ Chất rắn không tan: CuS.

Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt 4 gói chất rắn có màu tương tự nhau sau: FeO, CuO, MnO2 và hỗn hợp (Fe + FeO)? Viết phương trình hóa học minh họa.

Hướng dẫn giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

- Nhỏ thêm dung dịch HCl vào các mẫu thử, đun nóng hiện tượng:

+ Chất rắn tan ra, có khí màu vàng lục thoát ra: MnO2

MnO2 + 4HCl Cách nhận biết FeO nhanh nhấtMnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

+ Chất rắn tan ra, có khí không màu thoát ra, dung dịch có màu xanh lục: hỗn hợp Fe + FeO

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

+ Chất rắn tan ra, dung dịch có màu lục nhạt, không có khí thoát ra: FeO

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

+ Chất rắn tan ra, dung dịch có màu xanh đậm hơn: CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá