Công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat hay nhất – Hóa học lớp 11 HAY NHẤT

152

Với Công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat Hóa học lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat hay nhất – Hóa học lớp 11

Việc viết phương trình phản ứng hóa học, tính toán theo phương trình đối những bài toán oxi hóa - khử phức tạp, có nhiều sản phẩm tạo ra là rất khó khăn và làm tốn thời gian. Vậy có cách nào để tính nhanh khối lượng muối nitrat tạo thành sau phản ứng của kim loại, oxit kim loại tác dụng với HNO3? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

1. Công thức tính

Sơ đồ phản ứng:

M + HNO3 → M(NO3)+ sản phẩm khử (NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3) + H2O

- Khối lượng muối nitrat kim loại M(NO3)n

muối nitrat kim loại  mM(NO3)n

mKL+62.(nNO2+3nNO+8nN2O+10nN2+8nNH4+)

- Khối lượng muối nitrat bao gồm M(NO3)n và NH4NO3

mM(NO3)nmNH4NO3

=  mKL+62.(nNO2+3nNO+8nN2O+10nN2+8nNH4+)+ 80. nNH4NO3

Chú ý: Sản phẩm khử nào không có thì số mol cho bằng 0.

Ví dụCho 5,52 gam Mg tan hết vào dung dịch HNO3 thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 16. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng chất rắn là

A. 34,04 gam

B. 34,64 gam

C. 34,84 gam

D. 44,6 gam

Hướng dẫn giải:

Mg = 0,23 mol

hỗn hợp khí = 0,4 mol

hỗn hợp khí = 16.2.0,4 = 12,8 gam

→ nN2+nN2O=0,04mol28.nN2+44.nN2O=1,28g→ nN2=0,03  molnN2O=0,01  mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron:

 (nKl . Hóa trị)  (Số e nhận . n sản phẩm khử )

→ 2.n Mg = 10.nN2+ 8. nN2O+ 8. nNH4NO3

→ 2.0,23 = 10.0,03 + 8.0,01 + 8. nNH4NO3

→ nNH4NO3= 0,01 mol

→ m rắn = m Mg + 62.( 10. nN2+ 8. nN2O+ 8. nNH4NO3) + 80. nNH4NO3

→ m rắn = 5,52 + 62.( 10.0,03 + 8.0,01 + 8.0,01) + 80.0,01 = 34,84 gam

→ Chọn C

2. Bạn nên biết

Các bán phản ứng biểu diễn sự nhận electron

2H++NO3+1eNO2+H2O

4H++NO3+3eNO+2H2O

10H++2NO3+8eN2O+5H2O

12H++2NO3+10eN2+6H2O

10H++NO3+10eNH4++3H2O

3. Kiến thức mở rộng

Bài toán hỗn hợp kim loại và oxit kim loại phản ứng với HNO3

Giả sử có hỗn hợp (Fe, FeO, Fe2O3) ta có thể quy đổi hỗn hợp thành (Fe, O)

Áp dụng công thức:

nHNO3=2nNO2+4nNO+10nN2O+12nN2+10nNH4NO3+ 2nO (trong oxit kim loại)

muối nitrat = mKL+62.(nNO2+3nNO+8nN2O+10nN2+8nNH4++2nO(trong oxit)) + 80.

Tính toán theo yêu cầu đề bài.

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch G. Khối lượng muối khan có trong dung dịch G và giá trị V là

A. 46,76 gam; 1,8.                                                        

B. 39,08 gam; 1,8.

C. 46,76 gam; 0,9.                                                        

D. 39,08 gam; 0,9.

Hướng dẫn giải:

hỗn hợp khí = 0,36 mol

hỗn hợp khí = 21.2.0,36 = 15,12 gam

nNO+nNO2=0,3630.nNO+46.nNO2=15,12→ nNO=0,09nNO2=0,27

nHNO3= 4.nNO + 2. nNO2 = 0,9 mol → V = 1,8 lít

muối = mKL + 62.(3nNO + nNO2) = 13,28 + 62.(3.0,09 + 0,27) = 46,76 gam

→ Chọn A

Câu 2: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 49,09                     

B. 34,36                        

C. 35,50                        

D. 38,72

Hướng dẫn giải:

NO = 0,06 mol

Quy đổi (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) → (Fe, O)

Ta có 56.nFe + 16.nO = 11,36 (1)

Bảo toàn electron: 3.nFe = 2nO + 3nNO

→ 3nFe – 2nO = 3.0,06 (2)

Từ (1) và (2) → nFe = 0,16 mol; nO = 0,15 mol

muối = mKL + 62.(3nNO + 2nO) = 0,16.56 + 62.(3.0,06 + 2.0,15) = 38,72 gam

→ Chọn D

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá