Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón hay nhất – Hóa học lớp 11 HAY NHẤT

483

Với công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón Hóa học lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón hay nhất – Hóa học lớp 11

Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt ngoài điều kiện nguồn nước và ánh sáng thì cần cung cấp thêm phân bón hóa học cho cây. Nhưng để cung cấp lượng phân bón giúp cây phát triển tốt nhất ta cần biết cách xác định hàm lượng dinh dưỡng trong phân. Vậy cách tính độ dinh dưỡng (hàm lượng dinh dưỡng) của phân bón như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

1. Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ.

Độ dinh dưỡng của phân đạm bằng %m N trong phân = mNmphan.100% = 14.nNmphan.100%

- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó

Độ dinh dưỡng của phân lân bằng %mP2O5mP2O5mphan.100% = 142.nP2O5mphan.100%

Trong đó: nP2O5=12nP (trong thành phần của phân)

- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.

Độ dinh dưỡng của phân kali bằng % mK2OmK2Omphan.100% = 94.nK2Omphan.100%

Trong đó : nK2O=12nK(trong thành phần của phân)

Ví dụ: Tính độ dinh dưỡng của phân đạm biết urê chiếm 95%

Hướng dẫn giải:

Urê : CO(NH2)2

Lấy khối lượng của phân đạm là 100 gam → Khối lượng CO(NH2)2 là 95 gam

nN = 2. nCO(NH2)2= 2. 9560196 mol

Độ dinh dưỡng của phân bằng

%m N trong phân = mNmphan.100% = 14.nNmphan.100% = 14.196100.100% = 44,33%

2. Bạn nên biết

Một số loại phân bón phổ biến:

Phân loại

Tên phân bón

Thành phần nguyên tố

Phân đạm

Đạm nitrat

chứa : NaNO3, Ca(NO3)2

Đạm amoni

chứa : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3

Đạm urê (là loại phân đạm tốt nhất)

CO(NH2)2

Amophot

hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

Phân lân

Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy

Ca3(PO4)2

Supephotphat đơn

Ca(H2PO4)và CaSO4

Supephotphat kép

Ca(H2PO4)2

Phân kali

Kali clorua (kali trắng)

KCl

Kali nitrat (kali đỏ)

KNO3

Kali sunfat

K2SO4

Tro thực vật

K2CO3

Phân hỗn hợp

Phân NPK

N, P, K

Nitrophotka

(NH4)2HPOvà KNO3

Phân phức hợp

Amophot

NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4

Phân vi lượng

Phân vi lượng

Lượng nhỏ Bo, Zn, Mn, Cu,...

3. Bài tập minh họa

Ví dụ: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Tính độ dinh dưỡng của loại phân này có giá trị là

A. 44,33%                    

B. 42,25%                     

C. 25,42%                    

D. 66,67%

Hướng dẫn giải:

Lấy khối lượng của phân lân là 100 gam → Khối lượng Ca(H2PO4)2 là 69,62 gam

→ nCa(H2PO4)2=69,62234  mol

→ nP = 2.69,62234 = 69,62117 mol

→ nP2O5=12nP=69,62234 mol

Độ dinh dưỡng của phân này bằng:

%mP2O5mP2O5mphan.100 = 69,62234.142100.100 = 42,25%

→ Chọn B

Câu 2: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

A. 95,51%.               

B. 65,75%.               

C. 87,18%.               

D. 88,52%.

Hướng dẫn giải

Lấy khối lượng của phân kali là 100 gam

Độ dinh dưỡng của phân kali bằng % mK2OmK2Omphan.100

→ 55 = mK2O100.100→ mK2O=55gam

Bảo toàn nguyên tố K:

nKCl=2nK2O=2.5594=5547  mol

%mKCl=5547.74,5100.100=87,18%

 Chọn C

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá