Công thức thủy phân peptit HAY NHẤT

339

Với công thức thủy phân peptit Hoá học lớp 12 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức thủy phân peptit từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Công thức thủy phân peptit hay nhất – Hoá học lớp 12

Các bài tập liên quan đến thủy phân peptit thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra và cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều học sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm rõ và giải quyết dễ dàng dạng bài tập này.

1. Công thức thủy phân n–peptit (với n là số mắt xích của peptit)

a) Thủy phân hoàn toàn trong môi trường trung tính (xúc tác enzim)

n–peptit X + (n–1)H2enzim nα–amino axit

Ví dụ:

Gly–Gly–Gly + 2H2O → 3H2N–CH2–COOH

+) nn – peptit + nH2O = n α–amino axit

+) nnpeptit1=nH2On1=nαaminoaxitn

+) m n – peptit + mH2O = m α–amino axit

b) Thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit

n–peptit + (n – 1)H2O + aHCl → n muối của ∝–amino axit

Trong đó:

a là số nguyên tử N trong peptit

Ví dụ:

Gly–Gly–Lys + 2H2O + 4HCl → 2ClH3N–CH2–COOH +

ClH3N–(CH2)4–CH(NH3Cl)–COOH

– Tỉ lệ mol:

nnpeptit1=nH2On1=nHCla

– Định luật bảo toàn khối lượng:

n–peptit + mH2O + mHCl = mmuối

– Bảo toàn gốc ∝–amino axit:

một muối –amino axit = (số lượng nhóm ∝–amino axit đó có mặt trong n–peptit).npepetit

c) Thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm

n–peptit + (n – 1 + b)NaOH → n muối của ∝–amino axit + bH2O

Trong đó:

b là tổng số nhóm –COOH còn tự do trong peptit (các nhóm COOH không tạo liên kết peptit)

Ví dụ:

Gly–Glu–Gly + 4NaOH → 2H2N–CH2–COONa +

NaOOC–(CH2)2–CH(NH2)–COONa + 2H2O

– Tỉ lệ mol:

nnpeptit1=nNaOHn1+b=nH2Ob

– Định luật bảo toàn khối lượng:

mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O

– Bảo toàn gốc ∝–amino axit:

một muối –amino axit = (số lượng nhóm ∝–amino axit đó có mặt trong n–peptit).npepetit

d) Thủy phân không hoàn toàn

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thu được hỗn hợp các amino axit và các oligopeptit.

Ví dụ: Thủy phân không hoàn toàn Ala–Gly–Gly–Ala–Glu ta có thể thu được hỗn hợp các chất gồm Ala, Glu, Gly, Gly–Ala– Glu, Ala–Gly–Gly, …

– Bảo toàn gốc ∝–amino axit:

nαaminoaxit = (số lượng nhóm ∝–amino axit đó có mặt trong n–peptit).nn–peptit

Ví dụ: Thủy phân hoàn toàn 12,3 gam một peptit X chỉ được tạo bởi một amino axit thu được 15 gam gly. X thuộc loại

A. đipeptit

B. tripeptit

C. tetrapeptit

D. pentapeptit

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng: n–peptit X + (n–1)H2O → ngly

ngly =1575 = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mpeptit + mH2O = mgly

→ 12,3 + 18.nH2O = 15

→ nH2O = 0,15 mol

Lập tỉ lệ mol:

nH2On1=nglyn → 0,15n1=0,2n

→ n = 4

→ X là tetrapeptit (gly–gly–gly–gly)

→ Đáp án C

2. Bạn nên biết

Công thức tính phân tử khối của n–peptit

Mn–peptit Mαaminoaxit – 18(n – 1)

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit gly–ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,46

B. 1,36

C. 1,64

D. 1,22

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng:

gly–ala + 2KOH → Muối + 1H2O

Đặt số mol đipepti bằng x (mol)

→ nKOH = 2x;       

nH2O = x

Mgly–ala = 75 + 89 – 18(2 – 1) = 146 (g/mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

peptit + m KOH = m muối + mH2O

→ 146x + 56.2x = 2,4 + 18.x

→ x = 0,01 mol

→ m gly–ala = 0,01.146 = 1,46 gam

→ Đáp án A

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 14,6g Gly–Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 11,15g.

B. 12,55g.

C. 18,6gam.

D. 23,7 gam.

Hướng dẫn giải:

Mgly–ala = 75 + 89 – 18(2 – 1) = 146 (g/mol)

→ ngly–ala 14,6146= 0,1 mol

Sơ đồ phản ứng:

Gly–ala + 1H2O + 2HCl → muối

→ nH2O = ngly–ala = 0,1 mol

nHCl = 2.ngly–ala = 2.0,1 = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

gly–ala + mH2O + m HCl = m muối

→ 14,6 + 18.0,1 + 36,5.0,2 = m muối

→ m muối = 23,7 gam

→ Đáp án D

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá