Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm HAY NHẤT

241

Với Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm Hoá học lớp 12 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính nhanh số mol OH- hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm hay nhất – Hoá học lớp 12

Một trong những bài toán hay và khó về hợp chất của nhôm đó là cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch muối nhôm. Khi gặp bài toán này, nhiều bạn thường lúng túng khi viết phương trình và tính toán. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn làm chủ lý thuyết và nắm vững cách giải nhanh bài tập dạng này. Còn lý do gì mà bạn không tham khảo ngay và luôn.

1. Công thức tính nhanh số mol OH hoặc số mol Al(OH)3 khi cho muối nhôm phản ứng với dung dịch kiềm

Khi cho từ từ a mol  vào dung dịch chứa b mol .

– Phương trình hóa học:

Al3+ + 3OH → Al(OH)3 (1)

Khi OH dư:

Al(OH)3 + OH  → AlO2 + 2H2O (2)

– Hiện tượng: Khi cho từ từ OH vào dung dịch chứa muối , ban đầu xuất hiện kết tủa dạng keo, khi cho dư OH thì kết tủa tan dần.

– Khi đó tùy theo tỉ lệ số mol OH: số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.

nOHnAl3+<3 → Chỉ xảy ra phản ứng (1) → thu được kết tủa.

3<nOHnAl3+<4 → Xảy ra cả phản ứng (1) và (2) →  vừa có kết tủa Al(OH)3 vừa có muối tan.

nOHnAl3+4 → Xảy ra cả phản ứng (1) và (2) → không có kết tủa và NaOH dư.

– Công thức giải nhanh:

+ Chỉ xảy ra phản ứng (1): nOH=3n

+ Xảy ra phản ứng (1) và (2): nOH=4nAl3+n

2. Bạn nên biết

– Khi dẫn khí NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Vì NH3 là bazơ yếu nên không thể hòa tan được hiđroxit Al(OH)3.

 Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan.

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là:

A. 0,2        

B. 0,15        

C. 0,1        

D. 0,05

Hướng dẫn giải

 Ta có:

nOH = nNaOH = 0,7 mol

nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol     

Al3+ + 3OH– → Al(OH)3

0,2  0,6             0,2

 →  dư = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol

Al(OH)3 + OH  → AlO2 + 2H2O

   0,1       0,1

n= 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

Cách 2:

nOH=4nAl3+nn=4nAl3+nOH=4.0,20,7=0,1mol

Câu 2: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M và lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:

A. 1,2        

B. 1,8        

C. 2,4        

D. 2,0

Hướng dẫn giải

Ta có:

nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 molnAl(OH)3 = 15,678= 0,2 mol

Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại sau đó bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 gam.

Phương trình hóa học:

Al3+ + 3OH– → Al(OH)3 (1)

Al(OH)3 + OH  → AlO2 + 2H2O (2)

Áp dụng công thức tính nhanh ta có:

nOH=4nAl3+n=4.0,30,2=1molnNaOH=nOH=1molVNaOH=10,5=2(l)

Đáp án D

Câu 3: Cho 8,05 gam Na vào 200ml dung dịch AlCl3 0,5M. Sau phản ứng thu được chất kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn A. Giá trị của m là:

A. 7,8 gam

B. 1,02 gam

C. 2,55 gam

D. 2,04 gam

Hướng dẫn giải

Ta có:

nNa=0,35mol,nAlCl3=0,1mol

Phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Al3+ + 3OH– → Al(OH)3

nOH=nNaOH=nNa=0,35mol

3<nOHnAl3+<4 → kết tủa cực đại bị tan 1phần.

Al(OH)3 + OH  → AlO2 + 2H2O

nOH=4nAl3+nn=4nAl3+nOH=4.0,10,35=0,05mol

Nhiệt phân kết tủa:

2Al(OH)3 t° Al2O3 + 3H2O

nAl2O3=12nAl(OH)3=0,025molmA=102.0,025=2,55gam

Đáp án C

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá