Với Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 Hoá học lớp 12 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:
Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 hay nhất – Hoá học lớp 12
Các bài toán liên quan đến HNO3 thường phức tạp nếu không nắm rõ quá trình oxi hóa - khử. Một số công thức được đưa ra ở bài viết dưới đây để tính nhanh khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch. Các công thức này sẽ giúp em làm bài tập trắc nghiệm được nhanh chóng và hiệu quả.
1. Công thức tính
a) Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư giải phóng khí NO
Sơ đồ phản ứng:
(Fe, FexOy) + HNO3 → Fe3+ + NO + H2O
b) Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư giải phóng khí NO2
Sơ đồ phản ứng:
(Fe, FexOy) + HNO3 → Fe3+ + NO2+ H2O
c) Công thức tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 dư tạo thành NO và NO2
Sơ đồ phản ứng:
(Fe, FexOy) + HNO3 → Fe3+ + NO + NO2 + H2O
Ví dụ: Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X, cô cạn X thu được m gam muối khan. Tính m?
Hướng dẫn giải
nNO = 0,06 mol
Áp dụng công thức:
→ m = (11,36 + 24.0,06) = 38,72 gam
2. Bạn nên biết
- Vì axit HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên sắt và oxit sắt tác dụng với HNO3 dư luôn tạo muối sắt (III)
- Nếu sau phản ứng còn kim loại dư thì tạo muối sắt (II), do:
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
- Nếu vừa hết thì có thể có cả muối sắt (II) và muối sắt (III).
- Sắt bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
3. Kiến thức mở rộng
- Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X với HNO3 loãng, dư giải phóng khí NO
- Công thức tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hóa lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X với HNO3 đặc nóng dư giải phóng khí NO2
m hỗn hợp = mFe + mO
4. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 2,688 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 5,6 lít.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức:
→ 77,44 = (22,72 + 24.nNO)
→ nNO = 0,12 mol
→ VNO = 0,12.22,4 = 2,688 lít.
→ Đáp án A
Câu 2: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52.
B. 2,22.
C. 2,62.
D. 2,32.
Hướng dẫn giải
nNO = 0,025 mol
Áp dụng công thức:
→ m = (3 + 24.0,025) = 2,52 gam
→ Đáp án A
Xem thêm tổng hợp các công thức Hóa học đầy đủ, chi tiết khác:
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 10 đầy đủ
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 đầy đủ
Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến)
Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến)
Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.