Công thức oxit cao nhất của Crom (Cr) HAY NHẤT

242

Với bài viết về Công thức oxit cao nhất của Crom (Cr) bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Công thức oxit cao nhất của Crom (Cr)

I. Công thức oxit cao nhất của Cr

Công thức oxide cao nhất của chromium là: CrO3.

Giải thích:

Cr (Z = 24) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d54s1.

⇒ Chromium thuộc nhóm VIB trong bảng tuần hoàn, có hoá trị cao nhất với oxygen là VI.

Do đó, công thức oxide cao nhất của chromium là: CrO3.

II. Mở rộng kiến thức về CrO3

1. Tính chất vật lý và nhận biết

- Tính chất vật lí: CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, tan được trong nước.

- Nhận biết: Tan được trong dung dịch NaOH, cho dung dịch màu vàng.

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

2. Tính chất hóa học

- CrO3 mang tính chất hóa học của acidic oxide, có tính oxi hóa mạnh.

a. Tính chất của acidic oxide

+ Tác dụng với nước:

CrO3 + H2O → H2CrO4 (chromic acid)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (dichromic acid)

+ Tác dụng với dung dịch base:

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

b. Tính oxi hóa mạnh

+ Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3

+ Là chất kém bền

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2

3. Điều chế

- Cho H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa potassium chromate hoặc potassium dichromate.

K2Cr2O7 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O

4. Ứng dụng

- Cr2O7 được sử dụng trong mạ chromium. Nó thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ.

- Cr2Ophản ứng với cadmium, kẽm và kim loại khác để thụ động hóa chromium giúp chống lại sự ăn mòn.

- Cr2Ocũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp.

- Cr2O7 là giải pháp cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anode lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Phản ứng nào sau đây không đúng?

Công thức oxit cao nhất của Crom (Cr) (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

CrO3 là chất có tính oxi hóa mạnh nên không phản ứng với SO3.

Câu 2: Một oxide của nguyên tố R có các tính chất sau

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7.

- Tan trong dung dịch kiềm tạo thành anion RO42- có màu vàng. Oxide đó là

A. SO3.

B. CrO3.

C. Cr2O3.

D. Mn2O7.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

- Oxide CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh.

- Cr2O3 tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2CrO4 và H2Cr2O7

CrO3 + H2O → H2CrO4 (chromic acid)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (dichromic acid)

- CrOtan trong dung dịch kiềm tạo thành ion RO42- có màu vàng.

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO+ H2O

Câu 3: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử chromium có

A. 3 electron độc thân.

B. 4 electron độc thân.

C. 5 electron độc thân.

D. 6 electron độc thân.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Cấu hình electron của chromium là: [Ar]3d54s1 ⇒ Có 6 electron độc thân ở trạng thái cơ bản.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá