Với bài viết về Công thức hidroxit (hydroxide) cao nhất của Nitơ (N) bao gồm nội dung về công thức hidroxit cao nhất của N, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:
Công thức hidroxit (hydroxide) cao nhất của Nitơ (N)
I. Công thức hidroxit cao nhất của N
Công thức hydroxide cao nhất của nitrogen là: HNO3.
Giải thích:
N (Z = 7) có cấu hình electron là: 1s22s22p3.
⇒ Nitrogen thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn, có hoá trị cao nhất trong hợp chất hydroxide là V.
Ta có: N(OH)5 ↔ H5NO5 ↔ HNO3.2H2O
Do đó, công thức hydroxide cao nhất của nitrogen là: HNO3.
II. Mở rộng kiến thức về HNO3
1. Tính chất vật lí
- Nitric acid tinh khiết là một chất lỏng không màu và trong suốt, nhưng nitric acid đậm đặc lại có màu vàng nhạt.
- Nitric acid có tính ăn mòn cao.
- Là thuốc thử thông thường trong phòng thí nghiệm và là hóa chất công nghiệp quan trọng để sản xuất phân bón và thuốc nổ.
2. Tính chất hóa học
- HNO3 là acid rất mạnh, làm quỳ tím chuyển đỏ.
- Dưới tác dụng của ánh sáng, nitric acid bị phân hủy tạo thành nitrogen dioxide NO2 (nhiệt độ thường).
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
- Tác dụng với base, basic oxide và muối carbonate tạo thành các muối nitrate.
Ví dụ:
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
- Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrate và nước.
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrate + NO2 + H2O
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrate + NO + H2O
- Tác dụng với một số phi kim tạo thành oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4
3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O
3. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
- HNO3 được điều chế bằng cách đun hỗn hợp sodium nitrate hoặc potassium nitrate rắn với sulfuric acid đặc cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng.
- Phương trình hóa học:
NaNO3 (tinh thể) + H2SO4 (đặc) HNO3 + NaHSO4
b. Trong công nghiệp
- Để điều chế HNO3 trong công nghiệp, người ta sử dụng ammonia với 3 giai đoạn phản ứng sau:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (Pt, 850oC)
2NO + O2 → NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
4. Ứng dụng
Nitric acid (HNO3) đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp với nhiều ứng dụng như:
- Chế tạo thuốc nổ.
- Sản xuất phân bón.
- Thuốc tẩy màu.
- Chất tẩy rửa.
- Tổng hợp các chất hữu cơ.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2.
B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 và H2SO4 đặc.
D. NaNO2 và HCl đặc.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng).
B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng).
C. FeSO4 + HNO3(loãng).
D. Cu + HNO3(đặc nóng).
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
Câu 3: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
HNO3 không phản ứng với hai kim loại Pt và Au.
HNO3 không phản ứng được với muối BaSO4.
Xem thêm tổng hợp các công thức Hóa học đầy đủ, chi tiết khác:
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 10 đầy đủ
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 đầy đủ
Tổng hợp Công thức Hóa học lớp 12 đầy đủ
Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến)
Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.