Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S) hay Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:
Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S)
I. Công thức hợp chất khí với hidro của S
Công thức hợp chất khí với hydrogen của sulfur là: H2S.
Giải thích:
S (Z = 16) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4.
⇒ Sulfur thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn
Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của sulfur là: H2S.
II. Mở rộng kiến thức về H2S
1. Tính chất vật lý
- Hydrogen sulfide là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.
- Hóa lỏng ở -60oC, hóa rắn ở -86oC.
- Độ tan trong nước S = 0,38g/100g H2O (ở 20oC, 1atm)
2. Tính chất hóa học
a. Tính acid yếu
- Hydrogen sulfide tan trong nước tạo thành dung dịch acid rất yếu (yếu hơn carbonic acid), có tên là hydrosulfuric acid (H2S).
- Hydrosulfuric acid tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối acid như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
b. Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
- Tác dụng với oxygen: có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng oxygen và cách tiến hành phản ứng.
2H2S + O2 2H2O + 2S
- Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
H2S + 3O2 2H2O + 2SO2
- Tác dụng với chlorine: có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí chlorine gặp khí H2S)
3. Điều chế
- Trong công nghiệp không sản xuất H2S.
- Trong phòng thí nghiệm: Cho dung dịch HCl tác dụng với iron (II) sulfide.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
4. Ứng dụng
- Hydrogen sulfide dùng để sản xuất lưu huỳnh và sulfuric acid, các chất trung gian sulfide vô cơ dùng làm nguyên liệu cho những bước tiếp theo của các quy trình sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu.
- Sản xuất nước nặng trong một số nhà máy điện hạt nhân.
- Được con người dùng làm chất khử trùng trong nông nghiệp.
- Khí này còn được sử dụng trong một số loại dầu cắt, chất làm mát và chất bôi trơn.
III. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A.3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
B.FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
C.SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
D.SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Trường hợp không xảy ra phản ứng là: FeCl2 + H2S vì nếu phản ứng sinh ra FeS thì chính FeS sẽ bị hòa tan bởi acid HCl.
Câu 2: Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S.
B. NO2.
C. SO2.
D. CO2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Hiện tượng này là do H2S trong khí thải gây ra
CuSO4 + H2S → CuS (↓ đen) + H2SO4
Câu 3: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch Pb(NO3)2.
C. dung dịch K2SO4.
D. dung dịch NaCl.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
H2S phản ứng với Pb(NO3)2 tạo kết tủa đen còn CO2 không có hiện tượng
Phương trình phản ứng diễn ra như sau:
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
Xem thêm tổng hợp các công thức Hóa học đầy đủ, chi tiết khác:
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 10 đầy đủ
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 đầy đủ
Tổng hợp Công thức Hóa học lớp 12 đầy đủ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.