Công thức tính số pin của bộ nguồn - Vật lý lớp 11 HAY NHẤT

230

Với Công thức tính số pin của bộ nguồn Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các công thức tính số pin của bộ nguồn từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính số pin của bộ nguồn - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

Có thể ghép nhiều nguồn thành bộ (bộ nguồn điện) theo một trong các cách dưới đây

Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn được ghép nối tiếp với nhau, cực âm của nguồn điện trước được nối với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp như sơ đồ sau:

Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Hoặc

Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

Điện trở trong rb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.

Khi đó suất điện động của bộ và điện trở trong của bộ nguồn tính như sau:

ξb =  ξ1 + ξ2 + ξ3 +….+ξn

rb = r1 + r2 + … + rn

Trường hợp có n nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r ghép nối tiếp:

ξb = nξ ; rb = nr

+ Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng một điểm B như sau:

Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất - Vật lý lớp 11 (ảnh 1) 

Khi đó suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động ξ của mỗi nguồn và điện trở trong rb của bộ nguồn ghép song song nhỏ hơn n lần so với điện trở trong của mỗi nguồn.

Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc song song khi có n nguồn giống nhau mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r là:

ξb = ξ ; rb = rn

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy ghép song song, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sơ đồ sau

Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

 

Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là

ξb=mξ; rb=mrn 

2. Công thức – Đơn vị đo

1, Bộ nguồn có n nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc nối tiếp tạo ra suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn của bộ được xác định bằng biểu thức:

n=ξbξ Hoặc n=rbr

Trong đó:

+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép nối tiếp;

ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);

ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);

+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm ();

+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm ().

2, Bộ nguồn có n nguồn giống nhau có suất điện động ξ và điện trở trong r mắc song song tạo ra suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn của bộ được xác định bằng biểu thức:

 n=rrb

Trong đó:

+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép song song;

+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm ();

+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm ().

3, Bộ nguồn hỗn hợp xung đối có suất điện động ξb và điện trở trong rb thì số nguồn trên một dãy là: m=ξbξ

Số dãy nguồn mắc song song là: n=mrrb

Trong đó:

+ m là số nguồn trên một dãy nối tiếp, n là số dãy song song;

ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);

ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);

+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm ();

+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm ().

3. Ví dụ minh họa

Bài 1: Cần sử dụng bao nhiêu pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω để ghép nối tiếp tạo ra một nguồn có suất điện động 12 V? Khi đó điện trở trong của nguồn là bao nhiêu?

Bài giải:

Số pin cần ghép nối tiếp là: n = ξb : ξ = 12 : 1,5 = 8

Khi đó điện trở trong của bộ nguồn là:  rb = nr = 8.0,5 = 4 (Ω)

Đáp án: 8 pin ghép nối tiếp và rb = 4 Ω.

Bài 2: Cần sử dụng bao nhiêu pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong 1 Ω để tạo ra một bộ nguồn có suất điện động 6V và điện trở trong 1 Ω.

Bài giải:

Vì bộ nguồn có suất điện động lớn hơn suất điện động của mỗi pin nhưng điện trở trong của bộ nguồn lại bằng điện trở trong của một nguồn, do đó ta cần ghép các pin lại theo cách hỗn hợp đối xứng.

Công thức tính số pin của bộ nguồn hay nhất - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Số nguồn được mắc nối tiếp trên một dãy là m=ξbξ=61,5=4

Số dãy nguồn mắc song song là n=mrrb=4.11=4

Vậy số pin cần dùng là: m.n =  4.4 = 16

Đáp án: Vậy cần 16 pin mắc thành 4 dãy song song, mỗi dãy có 4 pin.

Xem thêm tổng hợp các công thức Vật lí đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức tính hiệu suất của nguồn điện

Công thức tính hiệu suất ấm điện, bếp điện khi đun nước

Công thức định luật ôm cho toàn mạch

Công thức tính cường độ dòng điện khi đoản mạch

Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn

Công thức tính điện trở suất

Công thức định luật Faraday

Công thức tính đương lượng điện hóa

Công thức tính khối lượng vật được giải phóng

Công thức tính lực từ

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá