Cách giải bài tập Định luật Menđen lớp 9 hay, chi tiết

182

Việc nhớ chính xác một công thức Sinh học lớp 9 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, Tailieumoi.vn biên soạn bản tóm tắt Cách giải bài tập Định luật Menđen lớp 9 hay, chi tiết đầy đủ, chi tiết. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức môn Sinh học để đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 9.

Cách giải bài tập Định luật Menđen lớp 9 hay, chi tiết

I. Lai một cặp tính trạng

A. BÀI TOÁN THUẬN

- Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F và F2 về kiểu gen và kiểu hình.

1. Phương pháp giải:

- Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho)

- Bước 2: Xác định kiểu gen của P

- Bước 3: Viết sơ đồ lai

Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi qui ước gen.

2. Bài tập minh họa

Bài 1/22 SGK: Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
 P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài

Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?

Cách giải: Theo đề bài chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
 Gọi A là gen qui định tính trạng lông ngắn, gen a qui định tính trạng lông dài.

- P lông ngắn có kiểu gen AA hoặc Aa; lông dài có kiểu gen aa. Vì P thuần chủng nên kiểu gen lông ngắn là AA.

Sơ đồ lai: 

Pt/c:        Lông ngắn  x  lông dài

                   AA                aa

GP:              A                    a

F1:                         Aa 

→ Kiểu hình: 100% lông ngắn; Kiểu gen: Aa

B. BÀI TOÁN NGHỊCH

Giả thiết cho biết kết quả lai ở F và F2. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai.

1. Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác  định tương quan trội – lặn.

- Bước 2: Qui ước gen.

- Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ.

- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.

Lưu ý: Nếu bài tập  cho biết tương quan trội – lặn thì áp dụng luôn từ bước 2.

+ Tỉ lệ F1 = 3 : 1 → cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.

+ F1 đồng tính trội → ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn → cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.

+ Tỉ lệ F1 = 1 : 1 → 1 cơ thể P có kiểu gen dị hợp, cơ thể P còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.

- Xác định tương quan trội lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai kiểm chứng.

2. Bài tập minh họa

Bài 2/22 SGK: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả như sau:

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
 Hãy chọn KG của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức sau:

a) P: AA x AA       b) P: AA x Aa        c) P: AA x aa         d) P: Aa x Aa

Cách giải: 

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
 Hãy tìm kiểu gen của P

Xét tỉ lệ kiểu hình của F= đỏ thẫm : xanh lục =  75% : 25%  = 3 : 1

- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 

→ cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp: Aa (đỏ thẫm)  x Aa (đỏ thẫm)

- Sơ đồ lai minh họa:

P: Aa (đỏ thẫm) x Aa (đỏ thẫm)

GP:      A, a                 A, a

F1:       AA : Aa : Aa : aa 

+ Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa

+ Kiểu hình: 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá