Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tâp Kinh tế Pháp luật 10 trang 78 Bài Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12.
SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lời giải:
- Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổ chức bộ máy cấp địa phương.
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
B. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
C. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 4 trang 79 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Chức năng nào dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. |
|
|
B. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. |
|
|
C. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. |
|
|
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. |
|
|
E. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. |
|
|
G. Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. |
|
|
H. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. |
|
|
I. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
|
|
Lời giải:
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. |
X |
|
B. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. |
X |
|
C. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. |
X |
|
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. |
X |
|
E. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. |
X |
|
G. Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. |
X |
|
H. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. |
X |
|
I. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
X |
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Cơ quan điều tra tội phạm để đưa ra xét xử.
D. Cơ quan đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp.
C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 7 trang 80 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chức năng lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh. nghị quyết.
Chức năng giám sát
Theo quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện quyền giảm sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét bảo các hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động. giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.
Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bố ngân sách Nhà nước; phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ thuế.
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Quốc hội quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đối ngoại. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại nhà chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết Quốc hội là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước.
Lời giải:
Yêu cầu a) Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Yêu cầu b) Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Bài tập 8 trang 81 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Tĩnh, vào tối ngày 05/04/2021, N.V.N có nhu cầu sử dụng ma tuý nên nhờ L.V.H đi mua giúp ma túy đá về sử dụng và được H đồng ý. Sau đó, H gọi điện thoại cho một người đần ông tên K hỏi mua 2 000 000 đồng ma tuý đá. H đi xe đến điểm hẹn, xuống xe chờ thì K đi đến và nhận gói ma tuý đá, lên xe định đưa ma tuý về cho N thì bị công an phát hiện, bắt quả tang, thu giữ cùng tang vật.
Bản án sơ thẩm ngày 20 12/2021 của Toà án nhân dân thành phố Hà Tĩnh đã tuyên phạt các bị cáo N.VN và L.V.H phạm tội "Tàng trữ trái phép chất ma tuy", xử phạt N.V.N 2 năm tù giam; xử phạt L.V.H 15 tháng tù giam. Bị cáo L.V.H kháng án và đề nghị giảm mức án phạt tù.
Tại phiên toà phúc thẩm, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra công khai và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thấy rằng: Toà án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án. Do vậy, Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên mức hình phạt 15 tháng tù giam đối với bị cáo L.V.H. Bản án thể hiện sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, được quần chúng nhân dân đồng tình.
Thông tin trên thể hiện chức năng nào của Toà án nhân dân?
Lời giải:
- Tòa án thể hiện chức năng nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Vụ việc được đưa ra xét xử ở Toà án nhân dân huyện P. Toà án đã tuyên phạt tù từ 9 tháng đến 1,5 năm đối với bốn người của hai nhóm đánh nhau.
Một số người thắc mắc, cho rằng bốn thanh niên này đánh nhau trong xã là gây rối trật tự công cộng, nên đưa về Uỷ ban nhân dân xã giải quyết mới đúng, không cần phải đưa ra xét xử ở toà án.
Theo em, việc xét xử của Toà án nhân dân huyện P là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Lời giải:
- Việc xét xử toà án nhân dân huyện P là đúng vì hành vi đánh nhau làm tổn hại đến sức khoẻ từ 14% đến 22%.
Nhóm thứ nhất: Việc quản lí nền kinh tế của đất nước là thuộc chức năng của cả Quốc hội và Chính phủ, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền quản lí toàn diện các lĩnh vực của đất nước; còn Chính phủ là cơ quan hành pháp nên cũng có chức năng này.
Nhóm thứ hai: Chỉ có Chính phủ mới có chức năng quản lí kinh tế đất nước, vì Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước.
Em đồng ý với ý kiến của nhóm nào về chức năng quản lí nền kinh tế đất nước? Vì sao?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến của nhóm thứ hai vì chức năng của Chính phủ là quản lí kinh tế nhà nước còn Quốc hội không có quyền hạn này.
Sơn: Mình thấy Quốc hội và Chủ tịch nước đều thực hiện chức năng liên quan đến xây dựng và ban hành Hiến pháp và luật. Mình thấy cả hai cơ quan này đều giống nhau. Không biết có đúng không?
Mai: Theo mình thấy thì Quốc hội và Chủ tịch nước có chức năng khác nhau trong việc này, nhưng khác nhau như thế nào thì mình còn chưa rõ.
Em có thể nói gì qua cuộc trao đổi của Sơn và Mai?
Lời giải:
- Quốc hội và Chủ tịch nước có các chức năng khác nhau.
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
+ Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh đế toàn thể nhân dân.
Tòa án nhân dân |
Viện kiểm sát nhân dân |
|
Chức năng |
|
|
Cơ cấu tổ chức |
|
|
Lời giải:
|
Tòa án nhân dân |
Viện kiểm sát nhân dân |
Chức năng |
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. |
Thực hành quyền công tố là hoạt động của viện kiểm sát nhãn dân trong tố tụng hình sự đế thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đổi với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quả trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. |
Cơ cấu tổ chức |
- Tòa án nhân dân tối cao. - Tòa án nhân dân cấp cao. - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. - Tòa án quân sự. |
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Các Viện kiểm sát quân sự (Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân). |
Lời giải:
- Giống nhau: Người đứng đầu chính phủ, bộ ngoại giao và người đứng đầu bộ ngoại giao.
- Khác nhau:
+ Chủ tịch nước: có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhân đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài.
+ Chính phủ: Người đứng đầu chính phủ là đại diện có thẩm quyền của nhà nước trong quan hệ đối ngoại. Trong quan hệ với nứớc ngoài, người đứng đầu chính phủ không cần thư ủy nhiêm, được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
Lời giải:
- Chăm chỉ, tự giác học tập để nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản.
- Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì thế hệ học sinh chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Học sinh phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.