Công nghệ 10 Kết nối tri thức: Ôn tập chương 6

877

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chương VI sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Ôn tập chương VI từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 6

Câu hỏi 1 trang 114 Công nghệ 10: Mô tả các bước trong quy trình trồng trọt.

Lời giải:

Bước 1: Làm đất, bón phân lót

- Làm đất là bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt, bao gồm các công việc như cày, bừa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây,...

- Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp sẵn nguồn dinh dưỡng để khi rễ được hình thành có thể hấp thụ ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. Có thể bón theo hốc, bón theo hàng hay bón rải đều trên mặt ruộng.

Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

- Gieo hạt: Hạt giống được gieo trực tiếp trên đồng ruộng và nảy mầm thành cây con. Biện pháp này thường áp dụng với một số loại cây trồng lấy hạt: lúa, ngô, đậu tương... hoặc một số loại rau: cải xanh, cà chua, bầu, bí...

- Trồng cây con là biện pháp trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất.

Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

- Chăm sóc cây trồng gồm các công việc cơ bản như tưới nước, tiêu nước, bón phân, tạo tán, tỉa cành, dặm cây...

- Một số công việc cơ bản trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chống bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình...

Bước 4: Thu hoạch: Là sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng để thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Việc thu hoạch cần đúng thời điểm, đúng phương pháp, nhanh gọn, cẩn thận để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

Câu hỏi 2 trang 114 Công nghệ 10: Nêu một số ứng dụng nổi bật của cơ giới hóa trồng trọt. Liên hệ thực tiễn trồng trọt ở gia đình và địa phương em

Lời giải:

Cơ giới hóa trong làm đất: Hiện nay, cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong làm đất như cày, bừa, lên luống, đào hố trồng cây... Máy móc giúp rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động so với làm thủ công.

Cơ giới hóa trong gieo trồng: Nhiều loại máy móc đã được áp dụng trong gieo trồng như máy gieo hạt, máy trồng cây con giúp giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất.

Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng: Giúp làm giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt: Giúp quá trình thu hoạch được nhanh hơn, giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất.

Câu hỏi 3 trang 114 Công nghệ 10: Nêu một số ứng dụng cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt và cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

Các nhà khoa học đã ứng dụng kết hợp một số công nghệ hiện đại như công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo... để chế tạo ra các robot có khả năng xác định chính xác sản phẩm trồng trọt đến thời điểm thu hoạch (trái cây đúng độ chín, rau đến thời điểm thu hoạch...) để tiến hành thu hoạch một cách khéo léo, cẩn trọng.

=> Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công sức lao động và giảm thiểu tổn thất trồng trọt.

Ví dụ: Robot thu hoạch rau, robot thu hoạch táo, robot thu hoạch cà chua...

Câu hỏi 4 trang 114 Công nghệ 10: Nêu một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt. Liên hệ với thực tiễn bảo quản sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em.

Lời giải:

Bảo quản bằng kho silo:

Là nơi bảo quản sản phẩm trồng trọt với số lượng lớn, thường được sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt khô như ngô, thóc, đậu (đỗ)...

Bảo quản trong kho lạnh:

- Là phương pháp dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt. 

- Nhiệt độ: 0 độ C - 5 độ C.

- Đối tượng áp dụng: rau, quả, hoa...

Bảo quản bằng chiếu xạ:

- Là quá trình chiếu bức ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu hết tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Có thể chiếu xạ bằng tia gamma, tía X hoặc dòng electron.

- Đối tượng áp dụng: các sản phẩm rau, quả xuất khẩu.

Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh:

- Là phương pháp loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả. Phương pháp này sẽ làm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng trao đổi của sản phẩm trồng trọt bằng cách thay đổi nồng độ CO2, O2 trong khu vực bảo quản.

- Đối tượng áp dụng: Các sản phẩm rau, hoa, quả... ở quy mô nhỏ dạng đóng túi hoặc quy mô lớn trong các kho chứa điều chỉnh được thành phần chất khí.

Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh:

- Là phương pháp sử dụng chùm plasma hướng vào bề mặt cần xử lí nhằm diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt mà không làm thay đổi cấu trúc và thành phần bên trong sản phẩm trồng trọt, giữ nguyên hương vị, thành phần nước, muối và các khoáng chất, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm trồng trọt.

- Đối tượng áp dụng: Công nghệ này rất hiệu quả trên các sản phẩm có bề mặt không đều như đậu xanh, đậu tương, ngô, rau, quả...

Câu hỏi 5 trang 114 Công nghệ 10: Nêu một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt. Hãy chia sẻ các phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình, địa phương em.

Lời giải:

Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt:

- Công nghệ sấy lạnh

- Công nghệ xử lí bằng áp suất cao

- Công nghệ chiên chân không

Các phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình, địa phương em là:

- Phương pháp sấy khô

- Phương pháp nghiền bột mịn

- Phương pháp muối chua

Câu hỏi 6 trang 114 Công nghệ 10: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng em yêu thích?

Lời giải:

Lập kế hoạch cho việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng:

- Mua dụng cụ, vật liệu: chậu, đất trồng, cây, phân bón

- Công việc hàng ngày: 

+ Tưới: 2 lần/ngày

+ Bắt sâu: 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối

- Định kì tưới phân: 1 tuần/lần

Tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng:

STT

Mua

Số tiền (đồng)

1

Chậu cây, dụng cụ trồng

30 000

2

Cây hoa

50 000

3

Phân bón

20 000

4

Đất trồng

20 000

 

Tổng

120 000

Xem thêm các lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt

Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất

Bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Đánh giá

0

0 đánh giá