KHTN 7 Cánh Diều Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

748

Toptailieu biên soạn và sưu tầm giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn khoa học tự nhiên sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải SGK KHTN 7 Bài 29 Cánh diều: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mở đầu trang 136 KHTN 7: Quan sát hình 29.1 mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, mô tả sự thay đổi qua các hình.

Lời giải:

Cây hoa hướng dương biến đổi qua các giai đoạn:

- Ra rễ: Rễ mọc ra từ hạt

- Ra lá: Lá mọc ra từ hạt

- Nảy chồi: Hạt nảy mầm thành cây mầm

- Cây trưởng thành: Cây con lớn lên thành cây trưởng thành

- Ra nụ: Cây trưởng thành ra nụ

- Nở hoa: Nụ lớn lên và nở ra hoa

Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi 1 trang 136 KHTN 7: Tìm thêm các ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin sách giáo khoa, tìm ví dụ xung quanh em.

Lời giải:

- Quả trứng gà được ấp nở thành con gà con, con gà con lớn lên thành con gà mái.

- Hạt lúa nảy mầm thành cây mạ, cây mạ lớn lên thành cây lúa, cây lúa trổ bông.

Luyện tập 1 trang 136 KHTN 7: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Lời giải:

Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết, nối tiếp, xen kẽ lẫn nhau. Ví dụ vòng sinh trưởng và phát triển của con bướm: Trứng bướm sau một thời gian biến đổi bên trong thì nở ra con sâu, con sâu sinh trưởng lớn lên làm kén, kén nở ra con bướm là phát triển.

Câu hỏi trang 137 KHTN 7

Câu hỏi 2 trang 137 KHTN 7: Quan sát hình 29.1, 29.2 chỉ ra dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển.

Lời giải:

Dấu hiệu sinh trưởng:

- Cây mầm lớn lên thành cây non, cây non lớn lên thành cây trưởng thành, nụ hoa lớn lên thành nụ hoa lớn hơn.

- Chim non lớn lên thành chim trưởng thành.

Dấu hiệu phát triển:

- Ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa

- Trứng nở thành chim non.

Câu hỏi 3 trang 137 KHTN 7: Vì sao chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

Lời giải:

Vì chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Luyện tập 2 trang 137 KHTN 7: Cho biết các biểu hiện của sinh vật ở trong bảng 29.1 là sinh trưởng hay phát triển.

Lời giải:

Luyện tập 3 trang 137 KHTN 7: Lấy một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng.

Lời giải:

Một số ví dụ về biểu hiện của thực vật, động vật khi thiếu và thừa chất dinh dưỡng:

- Ở người, thiếu protein sẽ dẫn đến suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao,…

- Ở người, thừa sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi, người yếu, da đậm màu hoặc có màu đồng, đau khớp,…

- Ở gà, thiếu canxi sẽ dẫn đến gà đi lại không bình thường, co giật, run rẩy, gà còi, lông mọc chậm, hay mổ nhau,…

- Ở thực vật, thiếu chất đạm (N) sẽ dẫn đến cây sẽ có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, phân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm. 

- Ở thực vật, thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Vận dụng 1 trang 137 KHTN 7: Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.

Lời giải:

Để biết được một người thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, có thể dựa vào các biểu hiện sinh trưởng, phát triển như:

- Cân nặng: Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ tích lũy lại tạo thành lớp mỡ, làm cân nặng tăng lên.

- Chiều cao: Thiếu chất dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chiều cao chậm hơn.

- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein thông qua các mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ,…

Luyện tập 4 trang 138 KHTN 7: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Lời giải:

- Cây lúa khi thiếu chất đạm sẽ chậm phát triển, còi cọc, chậm trổ bông.

- Con người khi ăn quá nhiều sẽ bị thừa cân, mắc bệnh béo phì.

Câu hỏi trang 138 KHTN 7

Câu hỏi 4 trang 138 KHTN 7: Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Lời giải:

Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

- Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

- Nhu cầu nước của mỗi loài là khác nhau: Có loài sinh vật cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, nhưng có loài lại cần rất ít nước.

- Nhu cầu nước của cùng một loài cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển: Có giai đoạn cần nhiều nước nhưng cũng có những giai đoạn cần ít nước.

Câu hỏi 5 trang 138 KHTN 7: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Lời giải:

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật hoặc làm chết sinh vật.

- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ nở của trứng, tỉ lệ giới tính,...

- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,...

Câu hỏi 6 trang 138 KHTN 7: Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật.

Lời giải:

- Đối với ruồi giấm, ở mức nhiệt độ khác nhau ruồi có chu kì sống khác nhau.

- Đối với cá rô phi, cá sống được trong một khoảng nhiệt độ giới hạn: từ 5,6 độ C đến 42 độ C.

Luyện tập 5 trang 138 KHTN 7: Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.

Lời giải:

- Đối với rùa xanh (Chelonia mydas), nếu thấp hơn 29,3 độ C vài độ, tất cả rùa biển nở ra đều là rùa đực, nhiệt độ tăng lên vài độ thì chỉ có rùa cái nở ra.

- Cây ngô ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 50 độ C.

Luyện tập 6 trang 138 KHTN 7: Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn đặc biệt là gia súc còn non.

Lời giải:

Vì mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp, động vật cần ăn nhiều hơn để có năng lượng duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển bình thường.

Luyện tập 7 trang 138 KHTN 7: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết.

Lời giải:

Một số loài cây như cây bàng, cây phượng thường rợp lá vào mùa xuân - hè, rụng lá vào mùa thu - đông. Điều này xảy ra do vào mùa thu - đông, không khí lạnh và ít mưa, cây phải rụng lá để tránh sự thoát hơi nước; đến mùa xuân, nhiều mưa, nhiệt độ tăng khiến cây sinh trưởng và phát triển, ra nhiều lá mới.

Câu hỏi 7 trang 139 KHTN 7: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.

Lời giải:

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thực vật và động vật. Ở thực vật, ánh sáng tác động vào thời gian ra hoa, kết quả, khả năng phát triển bình thường; ở động vật, ánh sáng tác động vào thời gian kiếm ăn, tập tính hoạt động, sự di cư,...

Vận dụng 2 trang 139 KHTN 7: Hãy kể một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết.

Lời giải:

Biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi và cây trồng:

- Bón phân , cắt cành để kích thích cây nở hoa

- Tăng nguồn nhiệt bằng cách dùng đèn sợi đốt để giúp trứng gà nhanh nở.

- Ở các vùng khí hậu lạnh, các loài rau, củ nhiệt đới được trồng trong nhà kính để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

- Dùng đèn led để kích thích hoa nở.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá