KTPL 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

698

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập KTPL 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KTPL 10 Bài 5 từ đó học tốt môn KTPL 10.

KTPL 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Mở đầu trang 27 KTPL 10: Em hãy quan sát bảng giá vé xem phim và trả lời câu hỏi.

Mở đầu trang 27 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Vì sao giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường?

- Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?

Phương pháp giải:

- Quan sát bảng giá vé xem phim và xác định lí do giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường.

- Xác định yếu tố của thị trường tác động đến giá vé.

Lời giải:

- Vì vào những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ nên nhu cầu xem phim để giải trí thường tăng cao cho nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường.

- Yếu tố quyết định đến giá vé chính là nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng xem phim vào cuối tuần thường cao nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường đắt hơn so với ngày thường

1. Khái niệm giá cả thị trường

Câu hỏi trang 28 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi trang 28 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Em có nhận xét gì về giá gà tại những địa điểm khác nhau trong thông tin trên?

- Từ thông tin trên, em hiểu giá cả thị trường là gì?

Phương pháp giải:

- Xác định giá gà tại các địa điểm và rút ra nhận xét về giá gà tại những địa điểm khác nhau đó.

- Nêu ý hiểu của em về giá cả thị trường.

Lời giải:

- Nhận xét: Giá gà công nghiệp tại mỗi địa điểm khác nhau đều có sự chênh lệch.

+ Giá gà công nghiệp tại Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang,…phổ biến ở mức từ 32 000 đồng đến trên 33 000 đồng/kg.

+ Tại các tỉnh phía Nam, giá gà công nghiệp Đồng Nai dao động từ 26 000 đồng đến 29 000 đồng/kg.

- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa, dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

2. Chức năng của giá cả thị trường

Câu hỏi trang 29 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào? Khi giá thép tăng đã tác động như thế nào đến các chủ thể kinh tế?

Câu hỏi trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

- Tại sao nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên?

- Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân?

Phương pháp giải:

- Xác định chức năng thông tin, chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường trong trường hợp 1, 2.

- Từ việc giá thép tăng, rút ra tác động của giá thép đến các chủ thể kinh tế.

- Thông qua chức năng của giá cả thị trường: Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế, giải thích câu nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết.

- Đọc kĩ nội dung chính sách giảm giá điện của Nhà nước rồi nêu tác động tích cực của nó đến đời sống người dân.

Lời giải:

*Trường hợp 1:

- Chức năng thông tin của giá cả thị trường được thể hiện như sau: Những thông tin về giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng giúp cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung – cầu, biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa.

- Tác động tới các chủ thể kinh tế khi giá thép tăng:

+ Tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn.

+ Các nhà sản xuất thép gặp khó khăn khi giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí.

*Trường hợp 2:

Sự biến động của giá cả dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi có giá cả thấp, lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả cao, do đó lợi nhuận cao. Cụ thể khi giá tôm tăng cao, người sản xuất đã nhanh chóng đầu từ thêm vốn để mở rộng diện tích, chọn lọc con giống. Một số hộ đã chuyển vốn từ nuôi cá tra, cá ba sa sang nuôi tôm để đạt hiệu quả kinh tế cao.

*Trường hợp 3:

- Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên vì khi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ do dịch bệnh khiến doanh nghiệp gặp khó khăn thì Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách quản lí, điều tiết để kích thích nền kinh tế, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đối với người dân.

- Tác động đến đời sống người dân: Người dân sẽ giảm bớt được một số tiền khi đóng tiền điện, từ đó sẽ có thêm một phần tích lũy nhằm mục đích chi tiêu cho các nhu cầu khác.

Luyện tập 1 trang 29 KTPL 10: Thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào. Vì sao?

Luyện tập 1 trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình và giải thích lí do đưa ra quan điểm ấy.

Lời giải:

a – Em đồng tình với ý kiến trên vì khi giá cả hàng hóa tăng cao, nhưng thu nhập của người tiêu dùng vẫn vậy, để có thể trang trải cuộc sống thì người tiêu dùng sẽ có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng hàng hóa.

b – Em không đồng tình với ý kiến trên vì khi giá cả hàng hóa tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hóa khan hiếm, nguồn cung khan hiếm dẫn đến giá cả tăng.

c – Em không đồng tình với ý kiến trên vì khi giá cả một loại hàng hóa nào đó giảm sẽ làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng đó. Vì giá cả chính là một trong số tiêu chí mua sắm của người tiêu dùng, hàng hóa giảm sẽ dẫn đến nhu cầu mua càng tăng.

d – Em đồng tình với ý kiến trên vì khi giá cả một loại hàng hóa tăng sẽ kích thích những nhà sản xuất đầu tư sản xuất hàng hóa đó nhiều hơn, đó chính là chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường.

Luyện tập 2 trang 29 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Luyện tập 2 trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em có đồng tình với việc làm của gia đình chị B không? Vì sao?

Luyện tập 2 trang 29 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Em có nhận xét gì về đẩy giá của ông T?

Phương pháp giải:

- Từ việc làm của gia đình chị B, đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với việc làm đó và giải thích lí do tại sao lại đưa ra quan điểm ấy.

- Từ việc đẩy giá của ông T, rút ra nhận xét về việc làm ấy.

Lời giải:

*Trường hợp 1:

Em đồng tình với việc làm của gia đình chị B vì khi giá dưa chuột tăng cao, nên việc chuyển đổi một phần cây trồng từ cà chua sang dưa chuột là hợp lý. Hơn nữa, dưa chuột là cây nông nghiệp ngắn ngày, nên thu hoạch sẽ nhanh thu hồi được vốn, giá dưa chuột lại tăng cao nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

*Trường hợp 2:

Việc đẩy giá của ông T xét về góc độ kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao do ông đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Nhưng xét về góc độ đạo đức kinh doanh, thì việc đẩy giá các bình nước lọc cao hơn so với giá thị trường là không đúng. Người dân trong cùng khu phố đang gặp khó khăn, ông không những không giúp lại còn đẩy giá bán cao hơn.

Luyện tập 3 trang 30 KTPL 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Luyện tập 3 trang 30 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nêu các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống trên.

- Nhận xét về dự định điều tiết sản xuất của ông A.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tình huống và xác định các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống ấy.

(Các chức năng của giá cả thị trường: Cung cấp thông tin; phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất; công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế)

- Từ dự định điều tiết sản xuất của ông A, rút ra nhận xét về dự định ấy.

Lời giải:

- Các chức năng của giá cả được đề cập trong tình huống trên:

+ Cung cấp thông tin

+ Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất

- Nhận xét: Dự định điều tiết sản xuất của ông A từ trồng su hào, củ cải sang trồng hoa lay ơn rất phù hợp với nhu cầu thị trường do gần đến dịp Tết và phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình.

Vận dụng 1 trang 30 KTPL 10: Em hãy khảo sát giá của một số mặt hàng tại địa phương và nhận xét sự biến động giá cả của những mặt hàng đó ở các thời điểm khác nhau.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu và ghi chép giá cả của một số mặt hàng tại địa phương và lập bảng khảo sát giá của những mặt hàng ấy tại các thời điểm khác nhau.

- Quan sát bảng giá và rút ra nhận xét về sự biến động giá cả của những mặt hàng đó ở các thời điểm khác nhau.

Lời giải:

BẢNG KHẢO SÁT GIÁ RAU CỦ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

(Đơn vị: Đồng/kg)

Mặt hàng

Giá bán tháng 1/2022

Giá bán tháng 2/2022

Mướp hương

20.000

25.000

Su hào

25.000

30.000

Cải bắp

12.000

17.000

Nấm đùi gà

45.000

53.000

Bí đỏ

17.000

25.000

Cà chua

23.000

35.000

 

Nhận xét:

Sự biến động giá cả một số loại mặt hàng rau củ như mướp hương, su hào, cải bắp, nấm đùi gà, bí đỏ, cà chua,..tại khu chợ trung tâm tại địa phương em có sự biến động tại hai thời điểm khảo sát tháng 1/2022 và tháng 2/2022.

Phần lớn giá cả của các mặt hàng rau củ vào tháng 2/2022 có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm tháng 1/2022.

Ví dụ: Cải bắp từ 12.000 đồng/kg (1/2022) đã tăng lên 17.000 đồng/kg (2/2022)

Cà chua từ 23.000 đồng/kg (1/2022) đã tăng lên 35.000 đồng/kg (2/2022)

Nguyên nhân giá của những mặt hàng rau củ tăng là do tháng 2 rơi đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua của người tiêu dùng tăng mạnh, dẫn đến giả cả tăng cao.

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá