Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 34: Biểu thức có chứa ba chữ

506

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 34: Biểu thức có chứa ba chữ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 4. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 34: Biểu thức có chứa ba chữ

Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 1: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) :

Mẫu: Nếu a = 2, b = 3, c = 5 thì a + b + c = 2 + 3 + 5 = 10.

        Nếu a = 8, b = 5, c = 2 thì :

              a + b + c = ………………………

              a – b – c = ………………………

              a × b × c = ………………………

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó. 

- Biểu thức chỉ có phép cộng, chỉ có phép trừ hoặc chỉ có phép nhân thì tính lần lượt từ trái sang phải. 

Lời giải:

Nếu a = 8,  b = 5, c = 2 thì :

               a + b + c = 8 + 5 + 2 = 15.

               a – b – c = 8 – 5 – 2 = 1.

               a × b × c = 8 × 5 × 2 = 80.

Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu) :

VBT Toán 4 Bài 34: Biểu thức có chứa ba chữ  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng hoặc chỉ có phép nhân thì tính lần lượt từ trái sang phải. 

Lời giải:

VBT Toán 4 Bài 34: Biểu thức có chứa ba chữ  (ảnh 2)

Vở bài tậpToán 4 trang 40 Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu) :

Nếu a = 12, b = 6, c = 2 thì :

       a – (b + c) = ………………………

và   a – b – c = ……………………………

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải. 

Lời giải:

Nếu a = 12, b = 6, c = 2 thì :

       a – (b + c ) = 12 – (6 + 2) = 12 – 8 = 4

và   a – b – c = 12 – 6 – 2 = 6 – 2 = 4.

Vở bài tập Toán 4 trang 40 Bài 4: Cho biết a, b, c là các số có một chữ số. Viết tiếp vào chỗ chấm:

a) Giá trị lớn nhất của biểu thức : a + b + c = ……………

b) Giá trị bé nhất của biểu thức : a + b + c = ……………

Phương pháp giải:

Vì a, b, c là các số có một chữ số nên ta tìm được giá trị lớn nhất của các số a, b, c là 9 và giá trị nhỏ nhất của các số a, b, c là 0. Từ đó tìm được giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức  a + b + c.

Lời giải:

Vì a, b, c là các số có một chữ số nên ta tìm được giá trị lớn nhất của các số a, b, c là 9 và giá trị nhỏ nhất của các số a, b, c là 0.

a) Giá trị lớn nhất của biểu thức a + b + c là :

               a + b + c = 9 + 9 + 9 = 27.

b) Giá trị bé nhất của biểu thức a + b + c là :

              a + b + c = 0 + 0 + 0 = 0.

Đánh giá

0

0 đánh giá