Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.
- Tác hại của việc đi học muộn:
+ Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin tưởng và không muốn giao lưu với bạn nữa.
+ Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô, ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.
+ Đi học muộn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học.
- Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:
+ Nguyên nhân khách quan: tắc đường, hỏng xe,…
+ Nguyên nhân chủ quan: ngủ quên, thói quen không thể bỏ,…
- Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:
+ Sắp xếp thời gian hợp lí, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.
+ Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian
+ Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 6
Cảnh tượng, con người nơi trường thi trong bài thơ dự báo điều gì về tương lai đất nước vào năm 1879? Hãy đối chiếu với lịch sử để đánh giá về dự báo của nhà thơ Trần Tế Xương.
Cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch?
Cảnh tượng nào trong bài thơ để lại ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất trong em, đó là cảm xúc gì? Vì sao?
Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
Nhà thơ thể hiện nỗi lòng của mình bằng hình thức nào trong hai câu kết? Đó là nỗi niềm gì, về điều gì?
Trong bài thơ, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào dưới đây?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.