Jimmy Liao đã từng bày tỏ: Đừng so sánh em với bất kỳ ai khác, em không phải cái bóng của ai, cũng không phải vật thay thế của người khác. Theo em, học sinh nên ứng xử thế nào khi bị so sánh với người khác? Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận: Bị so sánh với người khác là gì?
- Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề và cách ứng xử khi bị so sánh với người khác, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thực trạng: Trong xã hội hiện đại, con người có mạng lưới xã hội phong phú hơn, việc so sánh với người khác trở nên phổ biến, đặc biệt diễn ra ở người trẻ.
+ Nguyên nhân: thường bắt nguồn từ những mong muốn tốt đẹp đốc thức sự tiến bộ từ người khác dành cho mỗi cá nhân. Nhưng cũng có trường hợp để mỉa mai, công kích.
+ Hậu quả:
. Người bị so sánh cảm thấy tự ti, thiếu tự tin, thậm chí làm giảm đi giá trị bản thân trong mắt chính mình.
. Căng thẳng trong các mối quan hệ hay sự phát triển không đồng đều về mặt tâm lý.
+ Nêu quan điểm về ý kiến trái chiều, mâu thuẫn.
+ Cách ứng xử của học sinh khi bị so sánh với người khác:
. Giữ cho mình một thái độ bình tĩnh và không để cảm xúc chi phối.
. Hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai.
. Xem sự so sánh như một cơ hội để phát triển bản thân.
. Mỗi cá nhân cần ý thức để không nên so sánh người khác.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 4,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có đáp án
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Những cây xanh nghiêng đầu
Nằm ngả dài trên đất.
Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?
Mai cây mới được trồng
Nhuộm lại xanh cho phố
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ (5), (6) của văn bản trong phần Đọc hiểu.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.