Câu hỏi:

21/07/2024 26

Nêu một số ví dụ về ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

- Trong nông nghiệp: Sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh.

- Trong chế biến thực phẩm: Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì; Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát;…

- Trong y dược: Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác. Ngoài ra, vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.

- Trong xử lí ô nhiễm môi trường: Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải; Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển; Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng;…

Lý thuyết

Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 6: Sinh học vi sinh vật có đáp án

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có bao nhiêu ý sau đây là đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan?

(1) Là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

(2) Hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea.

(3) Chúng có khả năng chịu được độ mặn rất cao nhưng lại không thể sống ở dưới đáy biển sâu.

(4) Đa số chúng là sinh vật nhân thực.

A. (1), (3).

B. (1), (5).

C. (1), (2).

D. (4), (5).

Xem đáp án » 24/04/2024 115

Câu 2:

Môi trường nuôi cấy liên tục là

A. môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.

B. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.

C. môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

D. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Xem đáp án » 24/04/2024 88

Câu 3:

Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào?

A. Nấm.

B. Vi khuẩn Gram dương.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn Gram âm.

Xem đáp án » 24/04/2024 73

Câu 4:

Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm

A. hóa tự dưỡng.

B. quang tự dưỡng.

C. hóa dị dưỡng.

D. quang dị dưỡng.

Xem đáp án » 24/04/2024 71

Câu 5:

Điền chữ Đ (Đúng), chữ S (sai) vào ô phù hợp bên cạnh các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng/ Sai

a) Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi

 

b) Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh

 

c) Vi sinh vật thích ứng nhanh với điều kiện môi trường

 

d) Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng tự dưỡng

 

e) Phạm vi phân bố của vi sinh vật rất rộng

 

g) Vi sinh vật chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt

 

Xem đáp án » 24/04/2024 66

Câu 6:

Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp và kết quả vào cột C.

Cột A – Hình thức dinh dưỡng

Cột B – Nguồn năng lượng và nguồn carbon

Cột C – Câu trả lời

1. Quang tự dưỡng

a) Chất vô cơ và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự

1-

2. Quang dị dưỡng

b) Ánh sáng và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự

2-

3. Hóa tự dưỡng

c) Ánh sáng và chất hữu cơ

3-

4. Hóa dị dưỡng

d) Chất hữu cơ

4-

Xem đáp án » 24/04/2024 60

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.

B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật.

C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.

D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án » 24/04/2024 50

Câu 8:

Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,...) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?

Xem đáp án » 04/07/2024 39

Câu 9:

Giải thích vì sao các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò “khổng lồ" đối với Trái Đất và sự sống.

Xem đáp án » 04/07/2024 38

Câu 10:

Xác định tính đúng sai của các nhận định dưới đây bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:

Nhận định

Đúng/Sai

1. Tất cả các thành phần hay sản phẩm của vi sinh vật đều có thể được phân giải bởi một sinh vật nào đó.

 

2. Con người sử dụng các vi sinh vật có lợi trong việc tổng hợp một số đại phân tử thiết yếu.

 

3. Các vi sinh vật trong đất đã tham gia vào hai chu trình quyết định cho sự tồn tại của sự sống, đó là chu trình carbon và nitrogen.

 

4. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzyme cellulase tiêu hóa cellulose; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.

 

5. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho động vật nhai lại.

 

6. Vi khuẩn làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm ải đất giúp cho cây trồng phát triển.

 

7. Con người sử dụng vi sinh vật trong sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine … trên quy mô nhỏ.

 

Xem đáp án » 24/04/2024 36

Câu 11:

Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật ?

A. Nấm hương.

B. Vi khuẩn lactic.

B. Tảo silic.

D. Trùng roi.

Xem đáp án » 24/04/2024 33

Câu 12:

Sinh vật hóa dưỡng có đặc điểm nào sau đây?

A. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.

B. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.

C. Sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa khử.

D. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.

Xem đáp án » 24/04/2024 32

Câu 13:

Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.

Xem đáp án » 04/07/2024 31

Câu 14:

Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Cố định đạm.

B. Sinh sản phân đôi.

C. Quang hợp.

D. Sinh sản nảy chồi.

Xem đáp án » 24/04/2024 31

Câu 15:

Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là … … … …, còn ngoại độc tố đó là … … … … ……

A. một phần của vi khuẩn; chất hóa học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn.

B. được tiêm vào tế bào chủ; tiết ra trên bề mặt của tế bào chủ.

C. chất hóa học nhắm vào đường tiêu hóa của vật chủ; chất hóa học nhắm vào lớp bao phủ bên ngoài của vật chủ (ví dụ: da).

D. được giải phóng khi vi khuẩn còn sống; được giải phóng khi vi khuẩn chết.

Xem đáp án » 24/04/2024 31

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »