Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 chính thức được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam có 7 chương với 55 điều gồm các nội dung chính:
- Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, thuật ngữ, nguyên tắc quản lý, bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển cũng như thẩm quyền quản lý nhà bước về biển. Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các hiệp định, thỏa thuận quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
- Quy định vùng biển và quy chế các đảo của Việt Nam gồm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Quy định về các hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu chiến và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, quyền miễn trừ và trách nhiệm của tàu chiến và tàu thuyền công vụ nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, tìm kiếm, cứ hộ và cứu nạn, đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển, quyền truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát…
- Quy định về Phát triển kinh tế biển, liên quan đến các nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
- Quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển, với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
- Quy định về xử lý vi phạm trên biển, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.Giải SBT Địa lý 9 Kết nối tri thức Bài 22. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về vùng biển, đảo nước ta.
Việt Nam có đường bờ biển dài (1)........... km và vùng biển rộng khoảng (2)......... km. Vùng biển Việt Nam bao gồm các bộ phận (3)............. Cả nước có (4)............. tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
Vùng biển Việt Nam có (5)............... đảo lớn nhỏ, tập hợp các đảo gần nhau tạo thành (6)..............
d) Ngành kinh tế biển nào sau đây được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta?
A. Du lịch biển, đảo. B. Giao thông vận tải biển.
C. Khai thác khoáng sản. D. Nuôi trồng và khai thác hải sản.
Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta.
Nước ta gần nhiều (1)........... Ven biển có nhiều (2)............. có thể xây dựng cảng nước sâu. Những điều kiện trên cho phép nước ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển, cũng như giữa nước ta với các nước khác.
Đến năm 2021, cả nước có (3)............... cảng biển, trong đó có hai cảng đặc biệt là (4).......... Các cảng biển ngày càng hiện đại, đội tàu biển quốc gia được tăng cường để đáp ứng nhu cầu (5).............. ngày càng gia tăng.
g) Di sản thiên nhiên thế giới ở vùng biển nước ta là
A. vịnh Vân Phong và bán đảo Sơn Trà.
B. vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà.
C. đảo Phú Quốc và quần đảo Côn Sơn.
D. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
b) Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu thành phố đảo?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
k) Để trở thành một đất nước mạnh về biển, giàu từ biển, cần chú trọng
A. khai thác tiềm năng dầu khí.
B. khai thác tài nguyên hải sản.
C. đẩy mạnh phát triển du lịch biển.
D. phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo.
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo?
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.
i) Ý nào sau đây không phải là điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản ở nước ta?
A. Ven biển có nhiều vịnh nước sâu.
B. Vùng biển có trữ lượng hải sản lớn.
C. Dọc bờ biển và ven đảo thuận lợi để nuôi trồng hải sản.
D. Ngư dân giàu kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
l) Loại ô nhiễm môi trường biển nào sau đây trở thành vấn đề cấp bách?
A. Ô nhiễm do sinh vật biển chết. B. Ô nhiễm do rác thải nhựa.
C. Ô nhiễm do tảo biển. D. Ô nhiễm do tràn dầu.
h) Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng biển nước ta hiện nay là
A. muối. B. ti-tan.
C. cát trắng. D. dầu mỏ và khí tự nhiên.
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản ở nước ta?
a) Sản lượng hải sản ngày càng tăng.
b) Hoạt động khai thác hải sản được khuyến khích đẩy mạnh tại các vùng biển gần bờ.
c) Công tác quản lí nghề cá trên biển ngày càng chặt chẽ và hiện đại.
d) Đối tượng nuôi trồng hải sản ngày càng đa dạng nhưng diện tích nuôi trồng đang có xu hướng giảm.
e) Nuôi trồng hải sản chuyển từ phương thức truyền thống sang mô hình công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
c) Thành phố đảo đầu tiên ở nước ta là
A. Trường Sa. B. Hoàng Sa. C. Bạch Long Vĩ. D. Phú Quốc.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.