Câu hỏi:

17/07/2024 29

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của hòa bình.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
giá trị của hòa bình
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề
Có thể theo hướng:
- Hòa bình là điều kiện cần thiết để đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của con người: hạnh phúc, ước mơ, tình yêu, niềm tin…
- Hòa bình giúp con người có thể cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa, giá trị của cuộc sống; có điều kiện phát triển toàn diện…
- Hòa bình là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ, của những hi sinh, mất mát không thể kể hết và chỉ trong hòa bình con người mới biết trân trọng những gì đang có, thêm động lực phấn đấu để có một cuộc sống tốt đẹp, bình yên cho hôm nay và mai sau.
- Hòa bình là mơ ước của mọi đất nước, mọi cộng đồng cư dân trên thế giới bởi chỉ có sống trong hòa bình thì mới có thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội….
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Lý thuyết

(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 3) có đáp án

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc mà ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của Sông Gâm , Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190 - 191)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích.

Xem đáp án » 11/05/2024 45

Câu 2:

Đọc văn bản:

          Phủ Lý tháng hai

Thị xã dựng những khung nhà mới

Trên dãy tường đổ nát mùa đông

A B C tiếng trẻ học vỡ lòng

Cỏ trên những nấm mồ xanh nõn

Lá ướt cây bàng lao xao chim hót

Những mảnh bom của hai cuộc chiến tranh

Han gỉ trong bùn

Nhà xây chưa xong vôi vữa ngổn ngang

Mẹ đã ngồi nhóm lửa

 

Mấy năm rồi anh không về thị xã

Chẳng còn đi trên dãy phố quen

Dải đồi xa anh nằm lại một mình

Chắc cỏ mọc như nơi này xanh nõn

Tháng hai mưa có nở nhiều hoa tím

Mảnh bom thù trong ngực buốt không anh?

Phủ Lý chiều nay thoáng mưa xuân

Bè bạn gặp nhau nhớ anh biết mấy

Thuyền chở đá ngược dòng sông Đáy

Nắng tắt dần trên những vạt buồm căng

Như câu thơ anh viết nửa chừng

Mai bưởi chín anh không về hái nữa

 

Năm lửa cháy các anh đi dập lửa

Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào

Dẫu không về chẳng khuất xa đâu

Nấm mộ xuân sang phập phồng cỏ mát

Trái tim anh vẫn đập dồn dưới đất

Gửi lại mến thương hy vọng chờ mong

Chúng tôi nào có thể sống dửng dưng

 

Gió mạnh thổi ngoài ga giục giã

Ánh sáng toả ra từ nụ cười em nhỏ

Và chân trời như mắt anh trong

(Lưu Quang VũGió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010) 

Xác định thể thơ của văn bản. 

Xem đáp án » 11/05/2024 42

Câu 3:

Trong khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện sự đổi thay của cuộc sống.

Xem đáp án » 11/05/2024 37

Câu 4:

Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Năm lửa cháy các anh đi dập lửa

Tin tương lai như chùm quả ngọt ngào

Xem đáp án » 11/05/2024 35

Câu 5:

Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng nhân vật “anh” được đề cập đến trong văn bản.

Xem đáp án » 11/05/2024 32