Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023 Trường THPT Ninh Giang (Hải Dương) (Có đáp án)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023 Trường THPT Ninh Giang (Hải Dương)có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm được cấu trúc, các dạng bài có trong đề thi, từ đó có kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD hiệu quả.

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023 Trường THPT Ninh Giang (Hải Dương) (Có đáp án)

SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT NINH GIANG

------------

MÃ ĐỀ A

ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN 1

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Giáo dục công dân

Thời gian làm bài:50 phút (không tính thời gian giao đề)

Số câu của đề thi:  40 câu – Số trang:  4 trang

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của xã hội. Là biểu hiện bản chất nào của pháp luật ?

A. Bóc lột.    

B. Xã hội.    

C. Giai cấp.    

D. Bình đẳng.

Câu 2: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với anh V là lao động tự do và anh M là chủ một cơ sở cầm cố tài sản về hành vi tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính đa nghĩa, luôn thay đổi.    

B. Tính liên hoàn, không gián đoạn.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.    

D. Tính đặc thù, được bảo mật.

Câu 3: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp luật?

A. Ông A và chị G.    

B. Anh D và bà M.

C. Anh D, bà M và chị G.    

D. Ông A, chị K, chị G và bà M.

Câu 4: Luật giao thông đường bộ quy định mọi người khi tham gia giao thông ở Việt Nam đều chấp hành hiệu lệnh, biển báo, tín hiệu, vạch kẻ đường… phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.    

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.    

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 5: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.    

B. Thay đổi nội dung di chúc.

C. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.    

D. Thu hồi giấy phép kinh doanh.

Câu 6: Anh V điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều gây tai nạn cho ông B làm xe của ông B bị hư hỏng nặng, người bị xây xát nhẹ. Trong trường hợp trên anh V phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Hành chính và hình sự.    

B. Hành chính và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.    

D. Dân sự và kỷ luật.

Câu 7: Đâu không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Hiến pháp.    

B. Điều lệ Đoàn thanh niên.

C. Luật đất đai.    

D. Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Câu 8: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. các quy tắc quản lý nhà nước.    

B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.    

D. quan hệ tài sản và nhân thân.

Câu 9: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi lanh bằng bao nhiêu?

A. Từ 50 cm3 - 90cm3    

B. Từ  50 cm3

C. Trên 90 cm3    

D. Từ 90 cm3

Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hình sự  về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.    

B. từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.    

D. từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 11: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, do người có năng lực pháp lý thực hiện. Dấu hiệu nào còn thiếu để xác định hành vi vi phạm pháp luật?

A. lỗi.    

B. tri thức.

C. ý chí.    

D. khả năng gánh chịu.

Câu 12: Xâm phạm bản quyền sở hữu nhãn mác hàng hóa của doanh nghiệp khác là vi phạm  pháp luật nào?

A. Hành chính.    

B. Dân sự.    

C. Kỷ luật.    

D. Hình sự.

Câu 13: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa

A. chuẩn mực chung.    

B. quy  tắc chung.

C. quy phạm pháp luật.  

 D. quy định bắt buộc.

Câu 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. Năng lực hành vi dân sự.    

B. Quốc tịch.

C. Độ tuổi.    

D. Dân tộc, tôn giáo.

Câu 15: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỷ luật?

A. Điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều.

B. Cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường.

C. Công chức vi phạm vào ngày công, giờ công.

D. Đánh người gây thương tích.

Câu 16: Mọi  hành vi xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của công dân đều phải xử lí

A. hành chính.    

B. thật nặng.

C. thật nhanh.    

D. nghiêm minh, kịp thời.

Câu 17: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi trái pháp luật của mình là gì?

A. Trách nhiệm pháp lí.    

B. Hậu quả pháp lí.

C. Tính chất pháp lí.    

D. Quyền lợi pháp lí.

Câu 18: Khi nhà nước đại diện thì các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với

A. tất cả các quy phạm đạo đức.    

B. nguyện vong của nhân dân.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền.    

D. tất cả mọi tầng lớp nhân dân.

Câu 19: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của

A. Giai cấp nông dân.    

B. giai cấp tư sản.

C. đa số nhân dân lao động.    

D. giai cấp thống trị.

Câu 20: Chị  K là nhân viên một công ty tư nhân đã mua vật tư nông nghiệp của bà A và nợ lại bà 150 triệu đồng rồi bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiền trện. Sau nhiều lần không liên lạc được với chị  K để đòi nợ, bà A đã làm đơn tố cáo chị với cơ quan chức năng. Chị K phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hình sự và hành chính.    

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.  

 D. Dân sự và kỉ luật.

Câu 21: Mọi công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau là biểu hiện của công dân bình đẳng về

A. lợi ích.    

B. nghĩa vụ.    

C. hưởng quyền.    

D. trách nhiệm.

Câu 22: Em hãy hoàn thiện khẳng định sau: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do  .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

A. bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội.

B. bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.

C. bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị.

D. bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị.

Câu 23: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ  của công dân trước pháp luật được hiểu là:

A. Công dân được hưởng quyền bằng nhau.

B. Công dân được bình đẳng trong hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

C. Công dân được hưởng mọi quyền lợi và phải làm mọi nghĩa vụ.

D. Công dân được tự do thực hiện quyền mà mình mong muốn.

Câu 24: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. ngang nhau.    

B. như nhau.    

C. bằng nhau.    

D. khác nhau.

Câu 25: Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là

A. giá trị lao động.    

B. giá trị hàng hóa.

C. giá trị sức lao động.  

 D. giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 26: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?

A. Tư liệu lao động.    

B. Công cụ lao động.

C. Đối tượng lao động.    

D. Nguyên vật liệu nhân tạo.

Câu 27: Cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật thì đó là hành vi vi phạm pháp luật ở dạng nào?

A. có mục đích.    

B. không có mục đích.

C. không hành động.    

D. hành động.

Câu 28: Đạt một độ tuổi nhất định, theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách cư xử của mình là phản ảnh dấu hiệu nào của vi phạm pháp luật?

A. Người có năng lực, trách nhiệm pháp lý.    

B. Hành vi trái pháp luật.

C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.  

 D. Hành vi không hợp pháp.

Câu 29: Ông P cùng vợ là bà T tự ý lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn lưới điện để xây dựng nhà ở. Cơ quan chức năng đến lập biên bản, yêu cầu dừng xây dựng nhưng ông P không chấp hành. Ông P và bà T vẫn tiếp tục thuê anh N, anh M đến làm mái che sân thượng và anh K thì chở vật liệu cho mình. Anh K chở vật liệu cồng kềnh đã va quệt với người đi đường làm họ bị thương phải nằm viện. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông P, anh M và anh N.    

B. Bà T, anh N và anh M.

C. Anh K.    

D. Anh K, anh N và anh M.

Câu 30: Không đồng ý với quyết định buộc thôi việc của công ty X, chị K đã làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty. Trong trường hợp này chị K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.    

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.    

D. Sử dụng pháp luật

Câu 31: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện việc áp dụng pháp luật?

A. Tòa án ra quyết định ly hôn giữa anh H và chị T.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

D. Anh A và chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 32: Trong giờ làm việc, anh Q chở H đi uống cà phê. Do điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều nên anh Q đã va chạm với chị N đang đi đúng làn đường. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là lái xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật và vi phạm hành chính?

A. Anh Q và anh H.    

B. Anh Q, anh H và chị N.

C. Anh Q, anh H và ông P.    

D. Chị N và ông P.

Câu 33: Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật

A. không cho phép làm.    

B. cấm làm.

C. quy định phải làm.    

D. cho phép làm.

Câu 34: Công dân không làm những điều pháp luật cấm là

A. tư vấn pháp luật.    

B. tuân thủ pháp luật.

C. sửa đổi pháp luật.    

D. củng cố pháp luật.

Câu 35: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:

A. Hiến pháp và luật.    

B. Nghị định của chính phủ.

C. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.    

D. Hiến pháp.

Câu 36: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

A. bồi thường.  

 B. cải chính.    

C. hòa giải.    

D. pháp lí.

Câu 37: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu  trách nhiệm pháp lí?

A. Ông X, anh K và anh N.    

B. Anh K, anh N và ông Q.

C. Ông X, anh N và ông Q.  

 D. Anh K và anh N.

Câu 38: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò nào sau đây đến mọi hoạt động của xã hội?

A. Quan trọng.    

B. Cần thiết.    

C. Trung tâm.    

D. Quyết định.

Câu 39: Tổ chức không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật buộc họ phải khắc phục hậu quả là thể hiện đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.    

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.    

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 40: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Giá trị trao đổi.    

B. Giá trị số lượng, chất lượng.

C. Lao động xã hội của người sản xuất.    

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

11

A

21

C

31

A

2

C

12

B

22

B

32

A

3

B

13

C

23

B

33

C

4

A

14

D

24

B

34

B

5

D

15

C

25

D

35

D

6

B

16

D

26

A

36

D

7

B

17

A

27

C

37

A

8

A

18

C

28

A

38

D

9

B

19

C

29

C

39

D

10

D

20

C

30

D

40

A

Xem thêm đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD hay, có đáp án chi tiết:

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 (Có đáp án) Giang Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 (Có đáp án) - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
398 18 0
Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2021 (Có đáp án) Giang Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2021 (Có đáp án) - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2021 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
705 18 7
Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2021 (Có đáp án) Giang Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2021 (Có đáp án) - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2021 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
431 18 0
Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2021 (Có đáp án) Giang Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2021 (Có đáp án) - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2021 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
499 64 2
Tải xuống