Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 tỉnh Vĩnh Phúc có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm được cấu trúc, các dạng bài có trong đề thi, từ đó có kế hoạch ôn thi vào 10 môn Ngữ văn hiệu quả.
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 tỉnh Vĩnh Phúc (có đáp án)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga… và người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm”.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GD, trang 5)
Câu 1: Tác giả của bài Phong cách Hồ Chí Minh là ai?
A. Lê Anh Trà B. Phạm Văn Đồng
C. Lê Duẩn D. Đặng Thai Mai
Câu 2: Văn bản này thuộc thể loại nào?
A. Tự sự B. Trữ tình
C. Thuyết minh D. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 3: Nghĩa của từ truân chuyên là:
A. Đi nhiều nơi B. Gian nan, vất vả
C. Hiểu biết rộngD. Nếp sống giản dị
Câu 4: Câu văn “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng,đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ”. Thuộc kiểu câu nào?
A. Câu ghép B. Câu đặc biệt
C. Câu đơn D. Câu mở rộng thành phần
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm).
Câu 1: (3.0 điểm).
Với tiêu đề: “Cảm thông và chia sẻ”, hãy viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi bàn về vấn đề này.
Câu 2: (5.0 điểm).
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Hết -
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
ĐÁP ÁN
I. Phần Trắc nghiệm
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: C
II. Phần Tự luận:
Câu 1:
a. Về kĩ năng
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm văn và tạo lập được một bài văn nghị luận.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, sử dụng dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b.Về kiến thức
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần gắn với nội dung sự việc được nêu ở đề bài và đảm bảo những ý cơ bản sau:
*Nêu được vấn đề cần nghị luận hợp lý, rõ ràng
I. Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự cảm thông và chia sẻ.
II .Thân bài :
1. Giải thích được : Thế nào là cảm thông và chia sẻ?
- Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác
- Chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần
2. Bàn luận :
a. Tại sao cần cảm thông và chia sẻ ?
- Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, khuyết tật, của bệnh tật quái ác, của các cảnh ngộ éo le khác…Họ rất cần được sự cảm thông của người khác và của cộng đồng (dẫn chứng )
- Sự cảm thông và chia sẻ sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.(dẫn chứng )
- Làm cho mối quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
b. Làm thế nào để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ?
- Tham gia ủng hộ vào các Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ sách vở, quần áo cũ ...
- Sự cảm thông và chia sẻ không chỉ bằng cử chỉ và lời nói, mà còn bằng hành động thiết thực tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người.
Như trong các trận lũ lụt ở miền Trung, cả nước hướng về và chia sẻ những khó khăn bằng cách ủng hộ lương thực và nhu yếu phẩm. Và trong đại dịch covid-19 ,các chiến sĩ áo trắng của cả nước lên đường giúp người dân Sài Gòn .(dẫn chứng )
- Cần phê phán những người có thái độ thờ ơ vô cảm trước những khó khăn ,bất hạnh của người khác…
3. Kết bài
- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết thông cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả
- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến phải chịu đau khổ.
- Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất
2. Thân bài
a. Khái quát
Hoàn cảnh sáng tác:chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian”Vợ chàng Trương “là thiên thứ 16 trong 20 truyện của truyền kì mạn lục.-khái quát về nhân vật.
b. Vẻ đẹp của Vũ Nương
* Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
*Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.
- Có tư tưởng tốt đẹp.
- Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.
* Người phụ nữ thủy chung
- Khi chồng ở nhà
- Khi tiễn chồng ra trận
- Những ngày tháng xa chồng
- Khi bị nghi oan
- Khi sống dưới thủy cung
* Người con dâu hiếu thảo
- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).
- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ
- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.
- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.
- Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”
b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương
- Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.
- Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.
- Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.
c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ
- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.
d) Nhận xét về nghệ thuật
- Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật...
- Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay
3. Kết bài
- Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn
- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.
Xem thêm đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn hay, có đáp án chi tiết:
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 Phòng GD&ĐT Đông Anh (Hà Nội)
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 Phòng GD&ĐT Quỳ Hợp (Nghệ An)
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT Sông Công (Thái Nguyên)
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên)
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn 2023 trường THPT Lê Hồng Phong (Thái Nguyên)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.