Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 28: Hệ vận động ở người

191

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 28: Hệ vận động ở người. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 28: Hệ vận động ở người

Bài giảng Bài 28: Hệ vận động ở người

A. Lý thuyết Hệ vận động ở người

I. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

- Hệ vận động gồm các cơ quan như đầu, cổ, vai, tay, ngực, bụng, hông, chân.

- Khớp kết nối các xương trong cơ thể và hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể.

1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

- Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng, bao gồm thành phần hoá học, hình dạng và đặc điểm cấu trúc.

- Thành phần hoá học của xương gồm nước, chất hữu cơ (protein, lipid, saccharide) và chất vô cơ (muối calcium, muối phosphate).

- Hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm.

- Đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng, ví dụ như tính vững chắc của xương được thể hiện ở đầu xương có mô xương xốp và phần thân xương có mô xương cứng.

2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

- Các loại khớp trong cơ thể người. Mỗi loại khớp cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau phù hợp với chức năng

3. Cấu tạo của cơ vẫn phù hợp với chức năng

- Trong bắp cơ, các ta cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ. Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và đường kinh của bắp cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

II. Sự phối hợp hoạt động của cơ, xương khớp

- Cơ, xương và khớp phối hợp để tạo sự vận động cho cơ thể.

- Trong đó, khớp hình thành điểm tựa và cơ tạo lực kéo để di chuyển xương.

III. Bảo vệ hệ vận động

1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khoẻ và hệ vận động

- Thể dục, thể thao có vai trò quan trọng trong bảo vệ và cải thiện sức khoẻ và hệ vận động.

- Luyện tập cần lưu ý mức độ, thời gian, khởi động kĩ trước khi luyện tập, trang phục phù hợp và bổ sung nước đầy đủ.

2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

- Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh:

- Loãng xương, bong gân, trật khớp, gãy xương, viêm cơ, viêm khớp...

- Phòng tránh: duy trì chế độ ăn uống và vận động đúng cách, điều chỉnh cân nặng phù hợp, tranh thói quen không tốt đối với hệ vận động.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 28 (có đáp án)

Câu 1: Xương dài ra là nhờ:

A. Mô xương xốp

B. Tủy đỏ có trong đầu xương

C. Đĩa sụn tăng trưởng

D. Màng xương

Đáp án đúng: C

Giải thích

Xương dài ra nhờ sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào ở đĩa sụn tăng trưởng. Đĩa sụn tăng trưởng là một lớp sụn nằm ở đầu của xương. Khi các tế bào ở đĩa sụn tăng trưởng phân chia, chúng sẽ tạo ra các tế bào mới di chuyển đến đầu xương giúp cho xương dài ra.

Câu 2: Chức năng của cột sống là:

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng

B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động

D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng

Đáp án đúng: B

Giải thích

Cột sống là một xương dài, cong hình chữ S ở phía sau của cơ thể bao gồm 32-34 đốt sống được nối với nhau bằng các khớp. Chức năng của cột sống là giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực.

Câu 3: Xương có chứa nước và 2 thành phần hóa học là:

A. Chất hữu cơ và vitamin

B. Chất vô cơ và muối khoáng

C. Chất hữu cơ và chất vô cơ

D. Chất cốt giao và chất hữu cơ

Đáp án đúng: C

Giải thích

Xương có chứa nước và 2 thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bao gồm collagen, protein,... Chất vô cơ bao gồm canxi, phốt pho và nhiều loại muối khoáng khác.

Câu 4: Ở người, số lượng cơ tham gia vận động bàn tay là:

A. 10 cơ   

B. 15 cơ          

C. 18 cơ    

D. 22 cơ

Đáp án đúng: C

Câu 5: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân gọi là:

A. Bó cơ

B. Bắp cơ

C. Tơ cơ

D. Bụng cơ

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá