Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 46: Quần thể sinh vật hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Bài 46 từ đó học tốt môn KHTN 8.
KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 46: Quần thể sinh vật | Khoa học tự nhiên 8
Giải KHTN 8 trang 202
Trả lời:
Lợi thế của các cá thể sinh vật khi sống cùng nhau so với sống đơn là là các cá thể sống cùng nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,… Nhờ đó, chúng có khả năng sống sót và sinh sản tốt hơn.
1. Quần thể sinh vật là gì?
Câu hỏi thảo luận 1 trang 202 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.1, hãy cho biết:
a) Những dấu hiệu để nhận biết một nhóm cá thể là quần thể sinh vật.
b) Thế nào là một quần thể sinh vật.
Trả lời:
a) Những dấu hiệu để nhận biết một nhóm cá thể là quần thể sinh vật:
- Cùng loài.
- Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
- Có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.
b) Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định; trong đó, các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Luyện tập trang 202 KHTN lớp 8: Cho ví dụ một số quần thể sinh vật tại địa phương em.
Trả lời:
Một số ví dụ về quần thể sinh vật tại địa phương:
- Quần thể cá mè cùng chung sống trong một ao nuôi.
- Quần thể chuột đồng sống trên cùng một cánh đồng lúa.
- Quần thể ngô trong một ruộng ngô.
- Quần thể ốc bươu vàng trong ruộng lúa.
2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Giải KHTN 8 trang 203
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kích thước quần thể:
Trả lời:
Không nên trồng quá nhiều cây trên một mảnh vườn hoặc thả quá nhiều cá trong một ao nuôi vì nếu làm như vậy, kích thước của quần thể sẽ quá lớn, vượt quá nguồn sống (nơi ở, nguồn thức ăn,…) của môi trường, dẫn đến các cá thể trong quần thể cạnh tranh lẫn nhau, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cá thể trong quần thể. Kết quả dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi giảm.
Trả lời:
Ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến kích thước quần thể: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng phản ánh tiềm năng sinh sản của quần thể, từ đó ảnh hưởng đến sự biếm động kích thước quần thể.
Luyện tập trang 203 KHTN lớp 8: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Tỉ lệ giới tính của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
b) Tỉ lệ giới tính là số lượng cá thể đực hoặc cái trên tổng số cá thể trong quần thể.
Trả lời:
a) Sai. Tỉ lệ giới tính có thể không cố định và thay đổi theo thời gian do tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, điều kiện môi trường, thời gian,… Ví dụ: Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.
b) Sai. Vì tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
Trả lời:
Trạng thái |
Quần thể |
Giải thích |
Đang phát triển |
A |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể. |
Ổn định |
B |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể. |
Suy thoái |
C |
Do tháp này có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản → quần thể có xu hướng giảm kích thước quần thể. |
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể trong việc khai thác thủy sản: Nghiên cứu nhóm tuổi giúp xác định được trạng thái phát triển của quần thể. Từ đó, việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể giúp đưa ra chiến lược bảo vệ và khai thác thủy sản hợp lý, tránh việc khai thác chưa hết tiềm năng cho phép hoặc khai thác quá mức dẫn đến quần thể bị suy kiệt.
- Ví dụ: Khi đánh bắt cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm tăng cho phép. Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
3. Bảo vệ quần thể sinh vật
Giải KHTN 8 trang 204
Trả lời:
Kiểu phân bố |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Phân bố theo nhóm |
Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều. |
Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng,… |
Phân bố đồng đều |
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. |
Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ,… |
Phân bố ngẫu nhiên |
Đây là dạng trung gian của hai dạng trên. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. |
Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán cây, các loài sò sống trong phù sa vừng triều,… |
Luyện tập trang 204 KHTN lớp 8: Xác định kiểu phân bố cá thể trong các trường hợp sau.
b) Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai.
c) Giun đất sống tập trung ở nơi có độ ẩm cao.
Trả lời:
Trường hợp |
Kiểu phân bố cá thể |
a) Mỗi cá thể chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực có một khu phân bố nhất định nhằm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. |
Phân bố đồng đều |
b) Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai. |
Phân bố ngẫu nhiên |
c) Giun đất sống tập trung ở nơi có độ ẩm cao. |
Phân bố theo nhóm |
3. Bảo vệ quần thể sinh vật
Trả lời:
Biện pháp bảo tồn chuyển vị thường được áp dụng đối với những loài sinh vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng khi sống môi trường tự nhiên của chúng.
Trả lời:
Để góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ các quần thể sinh vật, em sẽ tuyên truyền các nội dung sau:
- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy,…
- Thực hiện khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí. Nghiêm cấm các hành vi khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã trái phép.
- Kiểm soát chặt chẽ cây trồng biến đổi gene, các sinh vật ngoại lai xâm lấn.
- …
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 45: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 48: Hệ sinh thái và sinh quyển
Bài 49: Thực hành: Điều tra thành phần quần xã trong một hệ sinh thái
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.