Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục tiểu học mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản bài “Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng” (trang 101) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống) ?
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Nặn những con giống bằng đất sét.
B. Tạc những pho tượng.
C. Nặn những con giống bằng đất màu.
D. Làm các đồ thủ công.
Câu 2. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? (0,5 điểm)
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào? (0,5 điểm)
A. Là một người chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.
B. Là một người hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.
C. Là một người yêu thích sự hoàn hảo.
D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Câu 4. Đánh số thứ tự để tả độ cao tăng dần của các con vật sau: (1 điểm)
Câu 5. Viết một câu hội thoại có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………….
Câu 6. Dựa vào bức tranh sau em hãy tìm hai danh từ: (1 điểm)
Chỉ thời gian |
Chỉ vật |
Câu 7. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm: (1,5 điểm)
a) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
………………………………………………………………………………………
b) Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
………………………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG (trích)
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.
Trần Dân Tiên
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu tên câu chuyện mà em muốn tưởng tượng.
Triển khai:
- Đến thăm Vương quốc Tương lai: Được sự giúp đỡ của bà tiên, em và Mi-tin đã đến được Vương quốc Tương lai.
- Gặp các em bé: (1) Em bé thứ nhất: sáng chế ra một vật làm con người hạnh phúc. (2) Em bé thứ hai: sáng chế ra thuốc trường sinh. (3) Em bé thứ ba: mang đến một thứ ánh sáng lạ. (4) Em bé thứ tư: Khoe một thứ máy biết bay như chim. (5) Em bé thứ năm: cho xem một cái máy biết dò tìm kho báu giấu trên Mặt Trăng.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng” vì Bét-tô-ven cảm động trước tình cảm mà người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù. Hơn nữa, đó là vì ước mơ của người con gái mù là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
A. Nặn những con giống bằng đất sét.
Câu 2. (0,5 điểm)
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
Câu 3. (1 điểm)
D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Câu 4. (1 điểm)
Bức tranh 1 |
Bức tranh 2 |
Bức tranh 3 |
Bức tranh 4 |
1 |
4 |
2 |
3 |
Câu 5. (1 điểm)
Gà con tò mò hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, sao mình phải đi bới đất tìm giun ạ?
Câu 6. (1 điểm)
Chỉ thời gian |
Chỉ vật |
Sáng sớm, bình minh. |
Thuyền, ngư dân |
Câu 7. (1 điểm)
a. Những cơn gió thổi dịu dàng trên mặt hồ nước trong xanh.
b. Bác mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm tham khảo
Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai và bắt chuyện với những nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang lắp ghép đôi cánh, khi được hỏi, cô ấy đáp: Cánh của tôi bị rụng khi tôi chao liệng và đâm cái rầm vào bức tường đá trắng. Sơ sảy quá, những viên đá làm tôi hoa mắt và loạng choạng lao thẳng tới. Nàng tiên thứ hai lắc lư chiếc bình chứa chất lòng màu hồng, khi thấy chúng tôi liền hô lớn: Dừng lại! Không được tiến tới, rất nguy hiểm cho các anh. Tôi đang chế tạo một dung dịch trường sinh, chỉ cần uống vào sẽ trẻ mãi không già. Nhưng hình như tôi đã cho nhầm một chất nào đó, có thể gây nổ được. Sẽ đau đầu với tôi đây…
................................
................................
................................
Để xem trọn bộ Đề thi Hóa học 10 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.