TOP 10 mẫu Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (2024) HAY NHẤT

160

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (2024) Chân trời sáng tạo hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở

TOP 10 mẫu Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 1)

Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền, trên quốc lộ 60, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, đầu cầu phía Bắc nằm trên địa bàn phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đầu cầu phía Nam nằm trên địa bàn xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đây là cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và xây dựng, có ý nghĩa qua trọng trong việc giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Có tổng chiều dài 8.331m, kể cả đường dẫn hai đầu cầu, phần cầu chính có tổng chiều dài 2.868m, gồm 3 cầu: cầu số 1 (cầu chính) có kết cấu dây văng nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bắc qua cù lao Thới Sơn, gồm 3 nhịp: 117m - 270m - 117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m, cầu số 2 và số 3 có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng, nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, dài 990m gồm các nhịp có chiều dài tới 90m, chiều cao tĩnh không thông thuyền là 7m, các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực chiều dài mỗi nhịp 40m.

Đông Ngạc - Ngôi làng cổ trong lòng phố đáng thăm nhất ở Hà Nội

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 2)

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10km là làng Đông Ngạc thân yêu của em. Ngôi làng được xây dựng cách đây gần hai thế kỉ. Cổ kính nhất là đình làng Đông Ngạc hơn 500 năm tuổi, mái ngói rêu phong. Cột đình, văng, xà... bằng gỗ lim đồ sộ, nâu bóng, chạm trổ đủ hoa văn và linh vật, gợi lên không khí vô cùng tôn nghiêm và thiêng liêng. Một nét đẹp nữa của làng em là ngôi nhà thờ Đỗ Thế Giai - vị đại quan thời vua Lê - chúa Trịnh. Hoành phi, câu đối, đồ thờ tự, các pho tượng,... rực rỡ vàng son. Em vô cùng sung sướng, tự hào mỗi khi nhắc đến Đông Ngạc, nơi chôn nhau cắt rốn muôn quý nghìn yêu.

Trải nghiệm cây cầu kính Bạch Long

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 3)

Nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có tổng số vốn lên đến 773 tỷ đồng, thiết kế hiện đại với đường đi bộ bằng kính dài 632 m. Cây cầu kính Bạch Long có hai trụ tháp cao 30m. Bên dưới trụ tháp được các chuyên gia thiết kế chắc chắn, trong đó đã khoan leo sâu xuống 30m bằng cáp giữ chịu lực của Hàn Quốc. Độ cao của mặt cầu đến mặt đất là 150m.

Khám phá cầu Rồng Đà Nẵng - Biểu tượng mới của thành phố

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 4)

Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, được đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu có chiều dài 666 m, gồm 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng và được đánh giá là điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng. Cây cầu cũng được thành phố Đà Nẵng đăng ký kỷ lục Guinness “Con rồng thép dài nhất”. Cầu Rồng được giải thưởng quốc tế FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới. Tại lễ trao Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc Engineering Exellence Award (EEA) diễn ra tại Mỹ, cầu Rồng của Việt Nam được xướng tên nhận giải thưởng lớn (Grand Award) cùng 7 công trình và dự án của nước Mỹ và các quốc gia khác. Khác với bất kỳ một cây cầu nào khác trên thế giới, cầu Rồng với thiết kế độc đáo mô phỏng hình dáng 1 con rồng đang uốn lượn trên mặt sông Hàn và hướng ra biển Đông. Cầu Rồng nổi bật trên nền sông Hàn với màu vàng rực rỡ, đầu rồng ngẩng cao hướng thẳng ra biển, như khẳng định hình ảnh một thành phố năng động tràn đầy sức sống muốn đưa hình ảnh của thành phố du lịch này ra khắp thế giới…

Cầu Phú Mỹ ở đâu ? Thông tin mới nhất về Cầu Phú Mỹ #2023

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 5)

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Cầu được khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2005 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2009, tuy nhiên theo tiến độ mới nhất thì công trình đã vượt tiến độ đến 4 tháng và đã khánh thành vào ngày 2/9/2009. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.

Cầu Bãi Cháy có gì đặc biệt ? - VIET TOUR 3 MIEN [2023]

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 6)

Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, có chiều dài là 903m, chiều rộng 25,3m, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là cây cầu có kết cấu dây văng một mặt phẳng đầu tiên của nước ta. Đồng thời, cầu Bãi Cháy cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính (435m). Cầu được thiết kế và điều hành xây dựng bởi các nhà thầu Nhật Bản. Tối 24/12/2014, cầu Bãi Cháy – “cây đàn” Hạ Long chính thức khoác lên mình bộ áo mới được tạo ra từ hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại của một doanh nghiệp dành tặng cho TP Hạ Long. Được thiết kế bởi 8.888 bóng đèn với 16 triệu mầu sắc, hệ thống chiếu sáng được lập trình với các kịch bản khác nhau, không có sự trùng lặp.

Cầu Cần Thơ

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 7)

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á, dài 550m. Tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85km (bao gồm: phần đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long dài 5,41km; phần cầu chính và nhịp dẫn dài 2,75km; phần đường dẫn vào cầu phía Cần Thơ dài 7,69km). Quy mô mặt cắt ngang cầu có chiều rộng 23,1m (bao gồm: bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề rộng 2,75m). Độ tĩnh không thông thuyền cao là 39m (với chiều rộng tĩnh không thông thuyền ngang tương ứng là 200m) đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000 DWT lưu thông qua lại.

Cầu Pá Uôn (Tỉnh Sơn La)

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 8)

Cầu Pá Uôn có quy mô vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực, khổ cầu rộng 9 m với 2 làn xe, cầu chính có chiều dài hơn 918 m, gồm một liên dầm liên tục bê-tông cốt thép dự ứng lực ở giữa, hai bên là các nhịp dẫn giản đơn dài 39m, đường dẫn hai đầu cầu dài 500m. Toàn cầu có 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Thân trụ được tính toán chịu được động đất cấp 9. Đây là cây cầu do đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, công nhân của ngành càu đường Việt Nam tự thiết kế và thi công.

Có gì sau cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam năm 2023?

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 9)

Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội). Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng công trình là 582 tỷ đồng. Phần chính của cầu dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Tính cả phần hệ thống đường gom, cầu dài 6960 m với 5 cầu ngắn. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.

Tranh cầu long biên tranh vẽ sơn dầu ST87 - Tranh sơn dầu Nguyễn Thái học -  Tranh sơn dầu hà nội

Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở (mẫu 10)

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp. Cầu Long Biên đến nay đã hơn 100 năm tuổi, trải qua nhiều biến cố thăng trầm nên mang nhiều giá trị lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà còn đối với người dân Việt Nam.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu về một công trình kiến trúc mà em thích

Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường

Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da

Kể câu chuyện Cậu bé gặt gió

Kể lại Chuyện cổ tích về loài người bằng lời của em

 
Đánh giá

0

0 đánh giá