Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Cách mạng công nghiệp hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 8 Bài 2 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.
SBT Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Cách mạng công nghiệp
Lời giải:
(*) HS điền các thông tin sau vào sơ đồ:
- Nông nghiệp: máy tỉa hạt bông, máy gặt cơ khí,…
- Dệt: máy kéo sợi Gien-ni; máy dệt,…
- Năng lượng: máy hơi nước,…
- Giao thông: đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước,…
- Truyền thông: hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ,…
Hình 2. Lao động trẻ em trong hầm mỏ (a) và trong xưởng dệt may (b)
Lời giải:
- Nguyên nhân giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em:
+ Lao động trẻ em dễ dàng bóc lột, chỉ cần trả lương thấp, đem lại nhiều lợi nhuận.
+ Ý thức và khả năng phản kháng (chống lại chủ) của trẻ em hạn chế hơn so với người lớn.
+ Dùng lao động trẻ em sẽ dễ dàng di chuyển trong các hầm mỏ thấp và hẹp.
- Những nguy cơ có thể xảy ra với lao động trẻ em khi làm việc trong các hầm mỏ, xí nghiệp:
+ Làm việc đến kiệt sức (do bị chủ bóc lột tối đa).
+ Gặp các tai nạn lao động…
Lời giải:
- Tên bức ảnh: “Lao động trẻ em vất cả mưu sinh trong cách mạng công nghiệp”
- Mô tả: cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, hàng triệu trẻ em ở nhiều nước tư bản Âu – Mĩ đã phải vất mưu sinh bằng cách làm nhiều công việc khác nhau trong các nhà máy và hầm mỏ,… Các em nhỏ phải làm việc liên tục từ 10 – 16 tiếng/ ngày, trong điều kiện tồi tệ (hầm mỏ tối tăm, ẩm thấp, bụi bặm,…) nhưng chỉ nhận được những đồng lương rẻ mạt.
Lời giải:
- Đồng ý với quan điểm: động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp
- Giải thích:
+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, dưới tác động từ cách mạng công nghiệp, đời sống của con người có những thay đổi đáng kể. Những yêu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, tinh thần và yêu cầu về đời sống sản xuất của con người đã từng bước được đáp ứng, thông qua những thành tựu tiêu biểu, như: hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ, các loại máy móc sử dụng trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp,… Cách mạng công nghiệp cũng khiến cho cơ cấu dân cư có sự thay đổi và làm xuất hiện những thành phố, khu công nghiệp lớn,…
Bên cạnh những mặt tích cực, cách mạng công nghiệp cũng có một số mặt hạn chế, đặc biệt là tình trạng bóc lột của giới chủ đối với nhân dân lao động. Để thu được lợi nhuận tối đa, giới chủ đã ra sức bóc lột công nhân, bắt công nhân phải làm việc trong nhiều giờ đồng hồ (trung bình khoảng 10 – 16 tiếng/ ngày), nhưng chỉ trả cho công nhân những đồng lương rẻ mạt. Sự bóc lột của giới chủ đã khiến hàng triệu người lao động lâm vào cảnh khổ cực, bần cùng…
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.