TOP 10 mẫu Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (2024) HAY NHẤT

337

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao.

Mang niềm vui đến với học sinh nghèo vùng cao

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 1)

- Các bạn đi lại rất khó khăn, đường đi nhiều hiểm trở, địa hình dốc

- Cuộc sống của các bạn thiếu thốn về vật chất thiếu thức ăn, trang phục, đồ dùng học tập.

- Nhưng các bạn rất chăm chỉ, lạc quan, vui vẻ.

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 2)

Các bạn học sinh vùng cao có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Hằng ngày các bạn phải đi bộ đi học, quãng đường từ nhà đến trường rất xa và gập ghềnh. Chỗ thì có sỏi, đá, chỗ thì leo dốc. Mặc dù vậy nhưng các bạn học sinh ở vùng cao rất chăm chỉ đi học và yêu việc học tập. Các bạn rất cố gắng học để có thể xây dựng quê hương phát triển tươi đẹp hơn.

Cần chính sách khả thi với giáo viên vùng cao | baotintuc.vn

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 3)

Con đường đi học của các bạn rất gian nan vất cả. Các bạn phải băng rừng, lội suối, đi chênh vênh trên những con đường nhỏ hẹp trên núi cao. Tuy nhiên trên môi ai cũng nở nụ cười, các bạn đều rất vui vẻ và hào hứng khi được đi học mỗi ngày.

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 4)

Học sinh ở sâu trong các bản, ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các phương tiện truyền thông về văn hóa, xã hội còn chưa phổ biến. Đó là những vấn đề thực tế mà các em học sinh ở các trường học vùng cao gặp phải. Hơn nữa, là con em đồng bào các dân tộc nên các em hiền lành, ngoan ngoãn, đa số lại ít nói, ngại tiếp xúc và chậm xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống cũng như trong học tập.

5 giải pháp vận động học sinh vùng cao đến trường

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 5)

Trong một ngôi trường miền cao, rất dễ gặp những chiếc dép tổ ong đứt mõm, mòn mỏng đế, rách quai, dưới đôi chân những đứa trẻ. 80% xã miền núi phía Bắc chưa có đường giao thông vào trung tâm, đồng nghĩa với đường đến trường chủ yếu là đất, lầy lội vào mùa mưa. Dép xốp, giày thể thao đều không bằng dép tổ ong chịu được nước, chịu được bùn. Nhiệt độ mùa đông ở vùng núi cao 800-900 mét so với mực nước biển thường xuyên ở mức dưới 10 độ C, mức mà học sinh Hà Nội được nghỉ học.

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 6)

Ngày mới của học sinh vùng cao thường bắt đầu từ 4h sáng. Lót dạ bằng mì tôm hoặc bát cơm trắng xong, chúng vét nốt số cơm còn lại cho vào túi nylon mang đến lớp. Buổi trưa, lũ trẻ thường ngồi trong lớp hoặc kéo nhau ra một góc khuất để ăn cơm. Những bữa ăn không thìa, không đũa, đôi khi không cả thức ăn. Cuối ngày, những chiếc túi lại được giặt sạch, lộn trái, phơi trên hàng rào cho ráo nước để tái sử dụng.

Học sinh vùng cao nghỉ học phòng chống rét đậm, rét hại

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 7)

Mặc dù có sự giúp đỡ của thầy cô, những đứa trẻ bán trú sẽ phải học cách tự lập ngay khi bước chân vào trường. Em trước dạy em sau, đứa bé giúp đứa lớn. Vệ sinh cá nhân, giặt giũ, nấu nướng, hay thậm chí là tự quản lý chi tiêu - nếu gia đình có cho vài nghìn mua bút mực hay băng vệ sinh - các em đều tự học nhau. 

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 8)

Thức dậy đi học từ 4 rưỡi sáng, các em học sinh của 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) phải đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ, vượt gần 10 km đường đất mới đến được trường. Sau khi tan học lúc 11h45, các em lại nhịn đói đi bộ về nhà lúc 14h30-15h chiều; gặp những hôm trời mưa đường trơn trượt, việc đi lại vô cùng khó khăn...; đấy là thực trạng các em học sinh nơi đây phải trải qua hàng ngày để có được con chữ...

Cùng Sơn Hà đem nước sạch cho học sinh 20 huyện vùng cao - Sơn Hà

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 9)

Hằng năm, từng đoàn học sinh dân tộc thiểu số ở các làng vùng cao vẫn dắt díu nhau vượt suối, băng rừng về trung tâm huyện theo đuổi con chữ, nuôi ước mơ về một tương lai tươi sáng. Trong số đó, không ít học sinh THPT phải ở nhờ, ở trọ vì không có chế độ nội trú. Từ trong những vất vả, gian nan, tinh thần hiếu học, tự lập của học sinh càng rõ nét.

Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao (mẫu 10)

Để tiết kiệm chi tiêu, học sinh vùng cao rất chịu khó đi chợ. Sau giờ học, các em rời trường là đến thẳng chợ nằm trên đường về nhà. Dạo một vòng quanh khu vực hàng tươi sống, các em chọn cá nục hấp và một ít rau, dự định nấu món canh cá ngọt. Rời nhà hơn 3 tháng và gắn bó với việc chợ búa mỗi ngày, các em đã có phần dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với các bà, các chị mua bán ngoài chợ.

 

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Ghi lại vắn tắt suy nghĩ của em về trải nghiệm của nhân vật mà em thích trong câu chuyện

Ghi lại những cảm xúc của bạn nhỏ trong bài học Trước ngày xa quê

Nêu ngắn gọn nội dung của 1 – 2 bài đọc (Tiếng nói của cỏ cây, Tập làm văn,...)

Nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá

Viết đoạn văn câu chủ đề tự chọn, có chứa động từ ở bài tập 4

Đánh giá

0

0 đánh giá