TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT

256

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.

Hà Nội: Hiện trường vụ cháy lớn ở quán karaoke đường Quan Hoa

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 1)

Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.

Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 2)

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Tại những đô thị nhộn nhịp, khi về đêm cũng chính là lúc người người chen chúc nhau đi dạo chơi, xả stress sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp bóng dáng người ngồi trên vỉa hè ăn nhậu, chúc nhau những chén rượu, cốc bia hay tại công viên hoặc trên đường phố thì người cầm ly trà sữa với hộp cá viên chiên, hay xách trên tay những túi đồ ăn vặt…

Cho đến khi trời dần về khuya, người người cùng nhau trở về nhà với gia đình sau cuộc vui rồi nằm dài trên giường đánh một giấc nồng, để lại sau lưng một đống rác thải bề bộn trên vỉa hè hay đường phố. Và ở đâu đó tại các ngôi nhà trọ tối tăm chật hẹp, những người lao công nghèo phải chuẩn bị đồ đạc tất tả đi làm. Họ đành lòng không thể ôm ấp vuốt ve con thơ, đành lòng không có một giấc ngủ như bao người, đi làm một công việc quá vất vả kèm hiểm nguy rình rập, để làm đẹp cho đời với mức lương bèo bọt chỉ vì hai chữ “mưu sinh”.

Đã không ít người trong chúng ta từng bịt kín mũi khi đi ngang qua chiếc xe chuyên dụng thu gom rác, chỉ một vài giây đồng hồ thôi nhưng cũng tỏ vẻ khó chịu. Còn đối với những công nhân vệ sinh, đó là nghề nghiệp, là cuộc sống của họ cùng gia đình. Và giống như những nghề nghiệp khác, công việc của họ vẫn phải được thực hiện hàng ngày. Không chỉ mùi hôi, họ còn phải đối mặt với rất nhiều mối hiểm nguy từ những thứ rác thải ấy gây ra như kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, khí ga tích tụ…

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Có lần, lang thang trên hè phố, tôi bắt gặp một chị lao công đang cặm cụi quét từng mảnh rác trên đường, chị kể với tôi rằng: Làm nghề này lắm lúc khóc thầm không ai hay. Bởi nghề lao công lương thấp nhưng đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, và áp lực thời gian rất lớn, nguy hiểm luôn rình rập nhưng lại bị ánh mắt xem thường của mọi người.

Chị bảo, mùa nào cũng có vất vả của nó. Mùa hè đi làm nắng nôi, vất vả, mồ hôi ướt đẫm áo, chỉ được mát một chút vào buổi tối nhưng mùi rác ngày nóng lại nồng nặc rất khó chịu. Vào những ngày đông, đêm hôm lạnh giá, vắng vẻ, mưa phùn, nên dễ bị ốm hơn, ấy vậy mà chị vẫn cót két đẩy xe đi trong cái vắng, cái sợ… rồi cũng thành quen. Điều duy nhất an ủi chị chính là con cái không bao giờ coi thường nghề của mẹ. Còn người đi đường, có đôi khi vô cớ chửi "Con quét rác" khiến chị cảm thấy tủi thân!

Làm nghề khác có thể xin nghỉ phép được chứ nghề lao công thì rất khó, bởi rác thải chỉ cần một ngày không dọn dẹp là ngập ngụa đường phố, muốn kiếm người thay cũng không dễ vì ai cũng có phần công việc của mình. Khi làm, phải canh thời gian quét cho kịp xe rác tới, mà rác thì lúc nhiều lúc ít không thể kiểm soát được.

Đã gắn bó với cái nghề này thì đành chấp nhận không có ngày lễ, tết trọn vẹn. Nhiều lúc nhìn gia đình người ta cùng dắt díu nhau đón giao thừa, xem pháo hoa, sum họp bên mâm cỗ cúng đầu năm, chị chỉ có thể ứa nước mắt mà nghĩ về hai đứa con thơ đang buồn buồn tủi tủi ở góc nhà, nhà cửa ai cũng tinh tươm còn nhà mình thì chưa sửa soạn gì cho ra hồn.

Nghe chị tâm sự mà tôi thấy khoé mắt mình cay cay. Tôi ước gì những ngày lễ, ngày tết, ai ai khi đi chơi hay tụ họp đều có thể đem rác bỏ vào thùng và không xả vương vãi ra đường, để những người lao công như chị đỡ vất vả, đi làm về sớm sum họp cùng gia đình. Và khi ai thu tiền rác đêm giao thừa, hay ngày lễ, tôi cũng sẽ trân trọng mà biếu thêm cho họ vài đồng để họ có thể mua quà về hoặc lì xì cho con nhỏ, bù đắp cho sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ tại những phút giây quan trọng như thế.

Hãy biết ơn và tôn trọng họ. Vì bạn biết không, nghề nào cũng đáng được trân quý. Những đêm thức trắng trong tiếng chổi khuya của họ đã giúp cho cuộc của chúng ta thêm dễ dàng. Không khí trong lành và những rác bẩn không thể làm phiền người trong thành phố.Thành phố của chúng mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ những con người thầm lặng ấy.

Nghề nào cũng là nghề miễn lao động chân chính, làm ra đồng tiền lương thiện. Người lao công rất cần mọi người nhìn họ bằng ánh mắt tôn trọng, thấu hiểu và sẻ chia để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

Từ năm 1960 của thế kỷ trước, Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ trong bài thơ Tiếng chổi tre đi sâu vào tâm khảm của bao thế hệ người Việt: “Những đêm Đông. Khi cơn dông vừa tắt. Tôi đứng trông. Trên đường lặng ngắt. Chị lao công. Như sắt, như đồng. Chị lao công. Đêm Đông quét rác...” Đã gần 60 năm, đến tận hôm nay, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị nhân văn và tính thời sự.

Là một con người có lương tri, tất cả chúng ta phải tỏ lòng biết ơn những người dọn rác. Họ là người hàng ngày thầm lặng thu gom, xử lý những thứ rác thải mà phần nhiều trong số đó do chính chúng ta vứt bỏ ra và cũng không ít trong đó là hành động vứt bỏ vô tội vạ, bất chấp tác hại có thể tạo ra cho cuộc sống của mình.

Chúng ta phải biết ơn những người dọn rác, để chính lòng biết ơn đó nhắc nhớ chúng ta phải hành xử như thế nào với những thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình. Biết ơn để cùng chung tay, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ cảnh quan, môi trường sống cùng những công nhân vệ sinh, để công việc của họ bớt gian nan, vất vả hơn và để cuộc sống của chúng ta ít bị ảnh hưởng xấu từ yếu tố môi trường. Lòng biết ơn, chia sẻ khó khăn, chia sẻ trách nhiệm đối với những người dọn rác - những công nhân vệ sinh cũng chính là sự thể hiện trách nhiệm và hành động vì cuộc sống của chính mỗi người.

Người thiếu niên dũng cảm - Anh hùng Kim Đồng

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 3)

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).

 Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.

 Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

 Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 4)

Suốt 2 năm cả nước gồng mình chống dịch, nhưng hình ảnh y, bác sĩ quên mình trên tuyến đầu chống dịch covid 19. Hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 phải làm việc xuyên ngày đêm trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dưới tiết trời nóng bức… Không ít người trong số họ lả đi vì kiệt sức.

Hiện các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang… đang gồng mình trước đợt dịch Covid-19 với số ca nhiễm tăng nhanh. Nhiều tỉnh, thành đã điều những "đội quân" tinh nhuệ trong phòng chống dịch Covid-19 đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và khoanh vùng dập dịch.

Chiều 16-5 - 2021, Hà Nội đã tổ chức lễ xuất quân cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi lên đường "chi viện" tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19.

20 y, bác sĩ gồm những người có chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu về truy vết, khoanh vùng dập dịch. Phụ trách "đội đặc nhiệm" là ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế, và ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Đây đều là những chuyên gia dày dạn của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh giao nhiệm vụ ngay trong ngày, "đội đặc nhiệm" bắt tay ngay vào việc hỗ trợ xét nghiệm 10.000 mẫu. Khẩn trương truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch ở khu công nghiệp Vân Trung với gần 100.000 công nhân và 152 ca bệnh Covid-19 nhằm giúp Bắc Giang nhanh chóng dập dịch.

Trước đó, ngày 15-5 - 2021, đoàn xe chở 200 cán bộ là y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cùng trang thiết bị hiện đại nhất đã lên đường "chi viện" cho tỉnh Bắc Giang chống dịch.

Ngay khi tới nơi, những y, bác sĩ và sinh viên của trường Đại học Y tế kĩ thuật Hải Dương chi viện cho Bắc Giang đã bắt tay ngay vào lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ai cũng đã thấm mệt khi phải mặc bộ quần áo bảo hộ ngột ngạt trong tiết trời oi bức. Họ bắt đầu công việc từ 20 giờ tối, làm không ngừng nghỉ cho tới khi hoàn thành 9.000 mẫu xét nghiệm ở thôn Núi Hiểu.

Những hình ảnh ấy cho ta thấy được sự vất vả của những y, bác sĩ, nhân viên y tế đang phải đương đầu với dịch Covid-19 trong những ngày này ở các "tâm dịch" Bắc Giang, Bắc Ninh. Nhiều người lả đi sau làm việc thông ngày đêm để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết... Nhưng họ chỉ có thể ngả lưng chợp mắt một chút để lấy sức "chiến đấu" tiếp.

Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho người thiếu niên dũng cảm Nguyễn Bá  Ngọc

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 5)

Nguyễn Bá Ngọc sinh năm 1952 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, khi đang học lớp 4B trường PTCS Quảng Trung, Ngọc là một học sinh chăm ngoan học giỏi và rất hay giúp đỡ bạn bè. Cũng năm đó giặc Mĩ mở rộng chiến tranh và cho máy bay đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta, chúng ném bom cả trường học, bệnh viện...
Sáng ngày 4 tháng 4 năm 1965 đế quốc Mĩ cho máy bay bắn phá vào xã Quảng Trung, quê hương của Nguyễn Bá Ngọc. Bố mẹ đi làm đồng, Ngọc một mình đưa các em nhỏ xuống hầm tránh bom. Trong lúc bom đạn đang gầm rú, Ngọc bỗng nghe tiếng khóc bên nhà bạn Khương. Không quản nguy hiểm Ngọc ra khỏi hầm và băng mình sang nhà Khương. Bạn Khương đã bị thương nặng, hai em của Khương đang sợ hãi gào khóc.  Ngọc vội lấy thân mình che chở cho hai em và dìu các em xuống hầm. Cứu được hai em nhỏ an toàn, nhưng Ngọc bị trúng bom bi của giặc. Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng Nguyễn Bá Ngọc đã anh dũng hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965, khi ấy Ngọc mới bước sang tuổi 14.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 6)

Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.

 Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

 Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý, để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

Khu tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi ở gần cầu Công Lý, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ độc tài thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã bắt sống trung tá Mỹ Micheal Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chế độ Nguyễn Khánh ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh, nhưng sau khi Micheal Smolen được thả, Mỹ và chế độ Sài Gòn đã trở mặt, đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau 3 ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ anh đã tìm thấy mộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi trong bức ảnh chụp Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!” 

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm: Cuộc đời hiến dâng cho lý tưởng cao đẹp » Báo Phụ Nữ  Việt Nam

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 7)

Liệt sĩ-Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942, là người con của quê hương Thừa thiên-Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cha là Bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là Dược sĩ Doãn Ngọc Trâm-nguyên là giảng viên Trường Đại học Dược khoa, Hà Hội. Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, sau đó xung phong vào chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ của một người thầy thuốc trong thời gian chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm công tác tại bệnh viện huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn đã bị địch phục kích và anh dũng hy sinh vào năm 1970 khi còn rất trẻ, chỉ mới chưa đầy 28 tuổi đời với 3 năm tuổi nghề và 2 năm tuổi Đảng. Nhân dân địa phương đã an táng Chị ngay tên mãnh đất mà Chị đã hy sinh và được gia đình cải táng về nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội.

Trong hành trang để lại trước lúc hy sinh của Chị là 2 cuốn nhật ký đã được một cựu chiến binh Mỹ tên là Frederic Whitehurst từng tham chiến tại chiến trường huyện Đức Phổ tìm thấy và cất giữ. Do khó khăn trong việc tìm kiếm gia đình của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm và đã tưởng như tuyệt vọng, 2 cuốn nhật ký nầy được Frederic Whitehurst trao tặng cho Viện Lưu trữ về Việt Nam tại Trường Đại học Tổng hợp Texas, Lubbock lưu giữ và bảo quản.
Sau bao nhiêu năm tìm kiếm thân thích của gia đình Chị và được sự đồng ý của gia đình, cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản và phát hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng và 60 năm ngành thành lập Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong dịp kỷ niệm này, tại nhà thờ họ Đặng ở 120 Mai Thúc Loan, Thành phố Huế; Ts. Trần Chí Liêm-Thứ trưởng Bộ Y tế, Đc. Ngô Hòa-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân, PGs.Ts Nguyễn Dung-Giám đốc Sở Y tế Thừa thiên-Huế đã tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm và phát động phong trào học tập y đức của Liệt sĩ-Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một thầy thuốc với phẩm chất anh hùng cách mạng của người chiến sĩ Cộng sản. Bộ Y tế đang trình Nhà nước xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ-Bác sĩ Đặng Thùy Trâm và có kế hoạch xây dựng bệnh viện khu vực Đức Phổ-tỉnh Quảng Ngãi, nơi Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã anh dũng hy sinh trở thành một bệnh viện kiểu mẫu của toàn quốc và mang tên Bệnh viện Đặng Thùy Trâm.
Ngoài Liệt sĩ-Anh hùng Lao động-Giáo sư-Đặng Văn Ngữ, ngành y tế Thừa thiên-Huế còn có anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã đi vào lịch sử. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 và ngày hy sinh của các Liệt sĩ, ngành y tế sẽ tổ chức viếng thăm và dâng hương trước di ảnh tại các nhà thờ họ tộc để tưởng niệm.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 8)

La Văn Cầu sinh năm 1932, Anh hùng quân đội (1951), dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Gia nhập bộ đội từ 1948, đại tá (1982), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1950). Trong trận Bông Lau 1949, La Văn Cầu nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt địch. Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950), bị thương nát tay phải, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước thời kì Kháng chiến chống Pháp.
Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu sắc với đế quốc, phong kiến. Khi còn bé, anh chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ cực khổ như đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của anh từ thuở thiếu thời.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh càng hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.
Trong trận phục kích ở đèo Bông Lau năm 1949, anh xung phong vào tổ xung kích đột phá trận đánh. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, anh dũng cảm xông lên, phát hiện một tên Pháp ngồi trên xe tăng anh đã bắn hạ, rồi lao lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau, thấy 3 tên Pháp chạy tới, anh liền dùng khẩu súng vừa cướp được, bắn chết cả 3 tên, quyết không để bọn giặc chạy thoát, anh nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng diệt thêm 6 tên nữa.
Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất, anh bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều, anh động viên anh em trong tiểu đội (hầu hết là tân binh), băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về căn cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuối sức, anh vẫn vác khẩu pháo 12 ly 7 thu được của địch, về tới đơn vị.
Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (1950), La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Phá được hai hàng rào thì hai đồng chí xung kích bị thương. Địch tập trung hỏa lực dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất của ta một số bộc phá ống. anh nghĩ ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Song tình huống diễn ra càng phức tạp hơn, khi tiến đánh lô cốt thì anh em đã bị thương tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Không ngần ngại, anh ôm bộc phá xông tới lô cốt đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ “đột phá khẩu” của tổ. Nhưng khi vượt rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh dậy, thấy cánh tay phải của mình bị địch bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa hoàn thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng víu, rồi tiếp tục xông lên đánh tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn đồn địch, kết thúc thắng lợi trận Đông Khê.

Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950.
La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương kháng chiến hạng nhất, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đại tá La Văn Cầu đã nghỉ hưu, trở về với đời thường, nhưng phẩm chất của người anh hùng mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam.

Tiểu sử, cuộc đời, anh hùng lấp lỗ châu mai Phan Đình Giót

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 9)

Chuyện về người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai - Phan Đình Giót Anh hùng, liệt sĩ Phan Đình Giót – Người hy sinh thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường tiến cho đồng đội trong trận đồi Him Lam. Đây là trận đánh mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ thần thánh của dân tộc.
Hỏa lực của Pháp bắn ra xối xả từ lô cốt số 3, các chiến sĩ xung phong tiến lên đều hy sinh trước họng súng của kẻ thù. Bất ngờ, Phan Đình Giót ôm bộc phá lao về phía lô cốt với ý định cháy bỏng và dùng thân mình lấp lỗ châu mai. Người anh bị kẻ thù bắn nát. Hỏa điểm lợi hại nhất của Pháp bị dập tắt. Đồng đội anh xông lên như vũ bão…
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Đình Giót sinh năm 1922, trong một gia đình nghèo ở Hà Tĩnh. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong căn nhà dột nát, cuộc sống cơ cực, thiếu trước hụt sau. Đói khổ quá, anh phải đi ở mướn cho nhà một địa chủ trong vùng.
Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, anh cũng như nhiều thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia tự vệ, sống đời quân ngũ. Đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực và tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc và Biện Biên Phủ.
Anh là người lính giàu tình cảm. Từ khi vào quân đội, cứ cách 2 tháng là anh gửi thư về cho mẹ và em hỏi thăm sức khỏe và báo tình hình mình đang đóng quân ở đâu. Sống trong môi trường quân đội, anh luôn tự giác gương mẫu, hết lòng yêu thương đồng đội và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn về mình. Chính vì thế, anh được đồng đội trong quân ngũ quý mến. Có lần anh lấy máu mình viết bản tâm thư gửi đến đại đoàn để tỏ rõ chí khí hiên ngang của một chiến sĩ đã giác ngộ cách mạng.
Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Mùa đông năm 1953, anh nhận lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Mở đầu cho chiến dịch đó là trận đánh ở đồi Him Lam.
Chiều ngày 13/3/1954, bộ đội ta đánh vào Him Lam. Đó là một cuộc chiến không cân sức cả về quân lực lẫn hỏa lực. Pháp trút bom đạn như mưa, bộ đội ta phải giành giật từng cứ điểm, từng mỏm đồi với địch.
Đại đội 58, trong đó có anh nhận nhiệm vụ dùng bộc phá mở đường. Đến gói bộc phá thứ 9, anh bị thương ở đùi. Băng bó xong, máu chưa ngừng chảy thì anh đã chạy lên ôm tiếp gói bộc phá lao đến lô cốt của giặc, anh tiếp tục bị thương ở vai, mất quá nhiều máu, anh lui lại phía sau cho y tế băng bó.
Lúc đó, ở lô cốt số 3, địch nã đạn xối xả, bộ đội ta hy sinh quá nhiều. Nhìn cảnh đó, dù đang bị thương và mất rất nhiều máu nhưng Phan Đình Giót vẫn vội ôm gói bộc phá rồi nhanh như chớp, anh lao đến vị trí lô cốt số 3 (cách đó 200m) với quyết tâm cháy bỏng là dùng thân mình lấp lỗ châu mai. Rồi người anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Đồng đội anh tiến lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm.
Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, anh là một trong 16 anh hùng được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày nay, tên anh được đặt cho nhiều con đường và trường học ở nước ta.
“Trong trận chiến khốc liệt ở đồi Him Lam, anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đã không tiết hy sinh thân mình vì nhiệm vụ. 2 lần bị thương, mất máu quá nhiều, sức khỏe suy yếu nhưng anh vẫn quyết xung phong lên phía trước. Rồi khi nhìn đồng đội mình hy sinh quá nhiều, anh làm điều mà không ai có thể tưởng tượng được. Đó là lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường tiến cho đồng đội.
Phải có lòng yêu nước nồng nàng và tinh thần quả cảm lớn lao người ta mới có thể làm được như thế. Tinh thần chiến đấu của anh đã giúp thế hệ trẻ hôm nay thấy được rằng cuộc chiến giành độc lập của cha ông ta quá can trường và khốc liệt. Nền độc lập hôm nay là vô giá. May mắn sinh ra ở thời bình, mỗi người chúng ta hôm nay phải cống hiến nhiều hơn nữa cho sự giàu đẹp của đất nước, để xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước” – anh Lê Văn Quyền, Super Sale Địa ốc Alibaba nhìn nhận

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 10)

Phạm Ngũ Lão - Tướng Việt tài ba và chuyện giáo đâm thủng đùi không đau
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân trong gia đình có mấy đời chuyên làm nghề nông.
Theo sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam, khi giặc Nguyên kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1285), vua Trần Nhân Tông giao cho Trần Hưng Đạo làm Tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội.
Một hôm, đoàn quân của Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp về Thăng Long, thấy một thanh niên ngồi đan sọt bên vệ đường. Mặc quân lính quát tháo, anh chàng vẫn không để ý. Lính bực mình, lấy giáo đâm thủng đùi, chàng thanh niên không hề đau đớn, vẫn thản nhiên ngồi đan sọt như không có chuyện gì xảy ra.
Sau khi được báo, Trần Hưng Đạo bước tới chỗ người lạ. Lúc này, chàng thanh niên mới ngước nhìn lên, trông thấy tướng quân, vội vàng chắp tay làm lễ.
Khi Trần Hưng Đạo hỏi vì sao không tránh đường cho quân đi, Phạm Ngũ Lão giải thích rằng: “Tôi ngồi ở đây đan sọt, nhưng bụng thì lo nước nhà bị quân Nguyên tàn phá, óc mãi nghĩ kế chống lại chúng. Vì vậy, đại quân của tướng quân kéo tới, quả thật tôi không biết gì!”.
Lời nói đầy nghĩa khí của Phạm Ngũ Lão lập tức chiếm được cảm tình của vị quốc công Tiết chế. Vị đại tướng đã sai quân lính đem thuốc băng bó vết thương cho Phạm Ngũ Lão, cho lên một chiếc xe đưa về Thăng Long, để tiến cử lên triều đình. Từ đây, Phạm Ngũ Lão chính thức trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Vương tiến cử cho cai quản quân cấm vệ. Vệ sĩ thấy thế không phục, bèn tâu xin được thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê ba tháng.
Ngày nào ông cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, nhảy cho đến khi gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm chân đá vùn vụt, quân lính bái phục Phạm Ngũ Lão và nhận ông làm vị chỉ huy cao nhất của họ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long.
Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía Bắc, diệt được nhiều tướng địch. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, sau đó truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành.
Học theo tấm gương của Trần Hưng Đạo, ông là người yêu tướng sĩ như con, đồng cam cộng khổ, nhưng đồng thời cũng hết sức nghiêm minh.
Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề biết mùi thất bại.
Không chỉ là danh tướng lỗi lạc trên chiến trường, Phạm Ngũ Lão còn là người có tài văn chương đích thực. Bài thơ Thuật Hoài của ông chất chứa khí phách hào hùng của người nam nhi Đại Việt, mãi là tấm gương sáng cho muôn đời.

Quan thượng đẳng đại thần Nguyễn Trung Trực | Việt nam, Hình ảnh, Viết

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 11)

Lịch sử về anh hùng N
Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).
Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.
Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.
Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.
Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.
Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.
Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.
Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu Phú Quốc.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 12)

BẾ VĂN ĐÀN MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠI
Chiến tranh đã lùi xa nhưng dư âm của nó vẫn còn in đậm trong tâm khảm của bao người. Dù thời gian có làm mờ dấu chân của những người lính đã ngã xuống trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào, là nguồn động lực đối với dân tộc Việt Nam trên bước đường phát triển đất nước hôm nay. Tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Bế Văn Đàn trong chiến dịch đã trở thành nguồn cổ vũ toàn mặt trận hăng hái xông lên tiêu diệt quân thù giành toàn thắng.
Anh hùng Bế Văn Đàn sinh năm 1931 ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đồng chí xuất thân từ gia đình công nhân, mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị giặc Pháp bắt và giết hại, đồng chí phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau 5 năm đi ở, đồng chí trốn về ở với bà dì và tham gia du kích. Tháng 1/1949, đồng chí xung phong vào bộ đội, tham gia nhiều chiến dịch, trong từng chiến dịch đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác và kịp thời.
Trong chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn là liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của bạn chiến đấu Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 chân súng đặt lên vai mình và hô bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh khi hai tay còn ghi chặt súng trên vai mình.
Anh hùng Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó. Trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất. Ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng Nhì.
Tháng 5 năm 1959 Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương đã tiến hành di chuyển hài cốt của đồng chí Bế Văn Đàn tại Mường Pồn, nơi đồng chí hy sinh quy tụ về Nghĩa trang Liệt sĩ A1, thành phố Điện Biên Phủ.
61 năm trôi qua, sự hy sinh anh dũng của đồng chí Bế Văn Đàn cùng bao anh hùng liệt sĩ trên chiến trường Điện Biên Phủ đã góp phần giúp cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do,... đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho “Tổ quốc sống mãi”. Bởi vậy các thế hệ ngày nay cần tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, xây dựng đất nước ngày một cường thịnh.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Những thông tin thú vị em đọc được về các vùng miền trên đất nước ta

Chia sẻ với người thân về cách sử dụng nồi cơm điện hoặc một đồ gia dụng khác

Cùng nhau đóng vai nói lời trò chuyện của các chú gà con mới nở

Dựa vào bài thơ Giọt sương, viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá

Ghi lại các ý chính dự kiến sẽ trình bày trong nhóm hoặc trước lớp về hoạt động trải nghiệm

Đánh giá

0

0 đánh giá