Đề bài: Em hãy đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 1)
Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 2)
Khèn trong cuộc sống của người Mông chúng tôi là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Khèn là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh, được sử diễn tấu trong tang ma nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Ngay cả cấu tạo, quy đình chế tác nhạc cụ này cũng hết sức độc đáo. Dù mang tính đại chúng nhưng người diễn tấu khèn lại dành đặc quyền của nam giới. Với nam giới, ngay khi còn nhỏ đã được hướng đến việc phải học hỏi cách diễn tấu khèn để khi hơn 10 tuổi đều có cây khèn trên vai khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi buồn, khi vui đều mang khèn diễn tấu, đều nghe khèn và tâm tư, tình cảm cũng như nhu cầu, giao tiếp, kết nối của mình qua tiếng khèn.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 3)
Cây khèn của người Mông chúng tôi có thể ví như một báu vật truyền lại cho các thế hệ sau, trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người Mông. Tiếng khèn ngấm sâu vào từng thớ thịt người Mông, thân quen như mèn mén và rượu ngô. Con trai Mông người nào cũng đều có chiếc khèn trên vai mỗi khi lên nương hay xuống chợ. Âm thanh của khèn vút cao vừa như trách, vừa như hờn giận, vừa như mời gọi… và cũng mạnh mẽ như chính hơi thở cuộc sống người Mông vậy. Bởi, nếu không mạnh mẽ, người Mông chắc khó lòng sống nổi với sự khắc nghiệt nơi núi cao đầy đá, nắng và gió lạnh… Tiếng khèn cũng như mang trong mình một ma lực quyến rũ, vang vọng và nồng nàn giữa núi rừng đầy huyền bí nhưng rất gần với con người.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 4)
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 5)
Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Khèn là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh, được sử diễn tấu trong tang ma nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Ngay cả cấu tạo, quy đình chế tác nhạc cụ này cũng hết sức độc đáo. Dù mang tính đại chúng nhưng người diễn tấu khèn lại dành đặc quyền của nam giới. Với nam giới, ngay khi còn nhỏ đã được hướng đến việc phải học hỏi cách diễn tấu khèn để khi hơn 10 tuổi đều có cây khèn trên vai khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi buồn, khi vui đều mang khèn diễn tấu, đều nghe khèn và tâm tư, tình cảm cũng như nhu cầu, giao tiếp, kết nối của mình qua tiếng khèn.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 6)
Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau: trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, ngoại giao đón khách, cưới xin… tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui. Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà nó còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp. Hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh với những giai điệu khèn hay kết hợp với những động tác múa khèn điêu luyện, sẽ chiếm được cảm tình của các cô gái.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 7)
Chiếc khèn là một thứ văn hóa vật thể được gìn giữ bền vững qua nhiều đời cùng với những giá trị văn hóa độc đáo, đặc thù của người Mông nơi miền Tây Yên Bái. Trải qua thời gian, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đâu đó ở những bản người Mông đã biết đến nhiều loại nhạc cụ hiện đại nhưng người Mông vẫn không bỏ chiếc khèn của dân tộc mình. Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ bản sắc của dân tộc Mông. Tình yêu và sự gắn bó của người con trai Mông với cây khèn vẫn vậy, tiếng khèn tìm bạn của những chàng trai Mông hôm nay vẫn khiến các cô gái khi nghe phải say đắm, nể phục mà những giai điệu ấy còn đánh thức tiếng lòng của biết bao du khách từng đến với miền Tây Yên Bái.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 8)
Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, chiếc khèn của người Mông khi cất lên được xem là cầu nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh của con người. Chiếc khèn không chỉ là biểu trưng văn hóa dân tộc riêng có của người Mông mà còn là phương tiện kết nối cộng đồng, giao lưu văn hóa, mang nét độc đáo của dân tộc. Tiếng khèn, cây khèn chính là nhân chứng theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong cả những lúc vui, lúc buồn của mỗi gia đình.
Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (mẫu 9)