Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 12 (Kết nối tri thức): Thăng Long – Hà Nội

242

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 12 (Kết nối tri thức): Thăng Long – Hà Nội hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 12 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 12 (Kết nối tri thức): Thăng Long – Hà Nội

Bài tập 1 trang 41 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.

Bài tập 1.1 Vị vua nào thời Lý đổi tên Đại La thành Thăng Long?

A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thánh Tông.

C. Lý Nhân Tông. D. Lý Huệ Tông.

Bài tập 1.2 Yếu tố nào dưới đây không phải lợi thế của thành Đại La?

A. Muôn vật phong phú, tốt tươi.

B. Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ.

C. Dân không khổ vì ngập lụt.

D. Có thể phòng thủ nhờ địa hình đồi núi.

Bài tập 1.3 Ý nghĩa của tên gọi Thăng Long thời Lý là gì?

A. Thanh bình, thịnh vượng. B. Trường tồn, yên vui.

C. Rồng bay lên. D. Rồng phượng về chầu.

Bài tập 1.4 Thủ đô Hà Nội nằm ở vùng nào của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Duyên hải miền Trung. D. Tây Nguyên.

Lời giải:

- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: A

- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: D

- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: C

- Câu hỏi 1.4 - Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 42 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng và chữ S vào ô trống trước câu sai.

□ Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

□ Lý Thánh Tông đổi tên Đại La thành Thăng Long.

□ Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Hà Nội.

□ Năm 2010, Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.

Lời giải:

[ Đ ] Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

[ S ] Lý Thánh Tông đổi tên Đại La thành Thăng Long.

[ S ] Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Hà Nội.

[ Đ ] Năm 2010, Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.

Bài tập 3 trang 42 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô ra thành Thăng Long.

Thăng Long, Lý Công Uẩn, Đại La, Trần, Lý, Hậu Lê.

Sau khi được tôn lên làm vua, ………………………. dời đô ra……………………….. vào năm 1010 và đổi tên Đại La thành………………………. Từ đó, nơi đây là kinh đô của các triều đại:………………………..

Lời giải:

Sau khi được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La vào năm 1010 và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Từ đó, nơi đây là kinh đô của các triều đại: Lý, Trần, Hậu Lê.

Bài tập 4 trang 42 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Viết mốc thời gian vào chỗ trống (...) tương ứng với tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Bài tập 5 trang 43 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Viết vào các bông hoa một số tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Lời giải:

- Một số tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội: Đông Đô; Đông Quan; Đông Kinh,

Bài tập 6 trang 43 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về các sự kiện lịch sử tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Bài tập 7 trang 43 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Nêu một số minh chứng chứng minh Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của cả nước.

Về chính trị: ………………………………….

Về kinh tế: ………………………………….

Về văn hoá, giáo dục: ………………………………….

Lời giải:

- Về chính trị: Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.

- Về kinh tế: Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...

- Về văn hoá, giáo dục:

+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...

+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Bài tập 8 trang 44 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Viết vào bông hoa một số biện pháp để gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống của Hà Nội.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Lời giải:

- Một số biện pháp để gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống của Hà Nội:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống.

+ Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa ở Hà Nội.

+ Đưa nội dung bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vào chương trình giáo dục, thông qua các hoạt động ngoại khóa, học tập về lịch sử địa phương,…

Bài tập 9 trang 44 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Thiết kế một tấm áp phích tuyên truyền về việc bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của Hà Nội.

Lời giải:

(*) Tham khảo: bức tranh “Bảo vệ Hồ Gươm xanh”

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12: Thăng Long – Hà Nội

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 45,46,47 Bài 13 (Kết nối tri thức): Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 47,48,49 Bài 14 (Kết nối tri thức): Ôn tập

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 51,52,53 Bài 15 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 56,57,58 Bài 16 (Kết nối tri thức): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 60,61,62 Bài 17 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá