Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

194

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 16 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Câu 1 trang 44 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên là:

A. Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Kinh, Mông, Tày,...

B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, Hoa, Thái,...

C. Ê Đê, Ba Na, Mnông, Tày, Thái, Chăm,...

D. Mnông, Gia Rai, Ê Đê, Kinh, Nùng, Khơ-me,..

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 44 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Dân cư ở vùng Tây Nguyên có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đông dân, phân bố khá đều. msh sum sunn

B. Đông dân, phân bố không đều.

C. Thưa dân nhất nước ta, phân bố khá đều.

D. Thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 45 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Cây công nghiệp lâu năm nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên?

A. Cao su. B. Điều. C. Cà phê. D. Hồ tiêu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 45 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Những gia súc nào dưới đây được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên?

A. Trâu, dê. B. Trâu, ngựa. C. Bò, trâu. D. Bò, lợn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 45 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ý nào dưới đây không phải là lợi ích của việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên?

A. Điều hoà khí hậu cho toàn vùng.

B. Mang lại nguồn nước tưới vào mùa khô.

C. Các hồ thuỷ điện là nơi nuôi trồng thuỷ sản.

D. Cung cấp điện cho sản xuất và đời sống của người dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 45 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ghép tên hoạt động kinh tế (cột A) với điều kiện tự nhiên để phát triển hoạt động kinh tế (cột B) ở vùng Tây Nguyên sao cho phù hợp.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C

2 - B

3 - A

Câu 7 trang 45 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Cho biết các câu dưới đây là đúng hay sai.

A. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường sống tập trung thành buôn làng.

B. Người dân ở vùng Tây Nguyên làm nhà rộng đề ở.

C. Lễ hội ở vùng Tây Nguyên được tổ chức vào mùa thu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.

D. Lễ hội Cồng Chiêng, hội Đua voi, lễ Mừng lúa mới là những lễ hội đặc sắc ở vùng Tây Nguyên.

E. Các nhạc cụ độc đáo ở Tây Nguyên thường được làm từ các vật liệu như: tre, nứa, đá, đồng.

Lời giải:

- Những câu đúng là: A, D, E

- Những câu sai là: B, C

Câu 8 trang 46 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ấn tượng của em về văn hoá Tây Nguyên là gì? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn nét văn hoá đặc sắc đó?

Lời giải:

- Cảm nhận: ấn tượng về nhà rỗng, về trang phục truyền thống, về lễ hội, về các nhạc cụ độc đáo,... của người dân ở vùng Tây Nguyên.

- Là học sinh, em có thể vẽ tranh, viết thông điệp, sưu tầm hình ảnh,... để tuyên truyền với mọi người về vẻ đẹp văn hoá và nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của văn hoá Tây Nguyên.

Câu 9 trang 46 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Quan sát hình 1, hãy tìm hiểu và mô tả về nhà rỗng ở vùng Tây Nguyên theo gợi ý:

- Kiểu dáng nhà rông.

- Vật liệu chủ yếu.

- Mục đích sử dụng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

- Là kiểu nhà sàn, dáng cao, mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu.

- Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, cỏ tranh,...

- Mục đích sử dụng: là nơi tiếp khách, tổ chức các buổi họp hoặc sự kiện quan trọng, đồng thời cũng là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống của buôn làng,...

Câu 10 trang 46 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Quan sát các hình dưới đây:

Chọn một trong hai nhân vật lịch sử trên, tìm hiểu và mô tả nhân vật đó theo gợi ý dưới đây:

Điều em ấn tượng nhất là gì? Em học được gì từ nhân vật? Tên nhân vật Thuộc dân tộc nào? Sinh sống ở đâu?

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Lời giải:

- Nhân vật N’Trang Lơng:

+ Người dân tộc Mnông

+ Sinh sống ở buôn Bu Par (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông ngày nay).

+ Điều em ấn tượng là N’Trang Lơng đã đứng lên đánh Pháp bằng những vũ khí thô sơ,..

+ Em học được ở nhân vật lòng yêu nước, dũng cảm,...

- Nhân vật Đinh Núp:

+ Sinh ra ở làng Stơr, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

+ Điều em ấn tượng là Đinh Núp một mình ở lại dùng cung tên bắn vào lính Pháp,...

+ Em học được ở nhân vật lòng yêu nước, dũng cảm,...

Câu 11 trang 46 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội hoặc một loại nhạc cụ truyền thống ở Tây Nguyên mà em thích.

Lời giải:

Giới thiệu: Lễ hội cồng chiêng

+ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.

+ Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...

+ Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 47,48 Bài 17 (Cánh diều): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 49,50,51 Bài 18 (Cánh diều): Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 52,53,54 Bài 19 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 56,57 Bài 20 (Cánh diều): Thành phố Hồ Chí Minh

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 58,59,60 Bài 21 (Cánh diều): Địa đạo Củ Chi

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá