Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17 (Cánh diều): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

297

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17 (Cánh diều): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 17 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

 

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17 (Cánh diều): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Câu 1 trang 47 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào dưới đây?

A. Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru.

B. Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Mường, Tày.

C. Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Thái, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Kinh

D. Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Nùng, Dao, Chăm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 47 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ý nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của cồng chiêng đối với các dân tộc Tây Nguyên?

A. Cồng chiêng được sử dụng để thúc giục người dân lao động.

B. Cồng chiêng được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.

C. Cồng chiêng chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.

D. Cồng chiêng chỉ được sử dụng bởi các già làng

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 47 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Ghép các từ, cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) đã được đánh số để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.

A. đời sống tinh thần. B. cuộc sống hằng ngày.

C. lễ hội. D. một loại nhạc cụ.

Cồng chiêng gắn liền với ...(1)... của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời. Cồng chiêng vừa là ...(2)... vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong ...(3)... và ...(4)... của đồng bào Tây Nguyên.

Lời giải:

Cồng chiêng gắn liền với (1) đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời. Cồng chiêng vừa là (2) một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong (3) lễ hội và (4) cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.

Câu 4 trang 48 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây vào vở để thấy được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Thời gian tổ chức

 

Địa điểm tổ chức

 

Hoạt động chính

 

Giá trị, ý nghĩa

 

Lời giải:

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Thời gian tổ chức

Từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm

Địa điểm tổ chức

Tổ chức luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoạt động chính

- Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên

- Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

Giá trị, ý nghĩa

- Là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

- Việc tổ chức và duy trì lễ hội này góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Câu 5 trang 48 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Quan sát hình 1, hãy

a) Mô tả ngắn gọn về cồng, chiêng.

b) Chỉ ra điểm khác biệt rõ nhất giữa cồng và chiêng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 17: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải:

a) Cồng, chiêng là nhạc khí bằng hợp kim đồng (đồng có pha vàng, bạc hoặc đồng đen). Về hình dáng, cồng, chiêng có hình tròn. Về kích thước, cồng, chiêng có đường kính khoảng 20 - 120 cm,...

b) Cồng có núm ở giữa, chiêng không có núm,...

Câu 6 trang 48 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Theo em, cần làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên?

Lời giải:

Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên:

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền và ý thức quan tâm của cộng đồng đối với lễ hội.

- Có sự đầu tư thoả đáng đối với việc tổ chức lễ hội.

-Tổ chức giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá vùng distis rin Tây Nguyên tại lễ hội.

- Có chính sách quảng bá, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với lễ hội,...

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 44,45,46 Bài 16 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 49,50,51 Bài 18 (Cánh diều): Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 52,53,54 Bài 19 (Cánh diều): Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 56,57 Bài 20 (Cánh diều): Thành phố Hồ Chí Minh

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 58,59,60 Bài 21 (Cánh diều): Địa đạo Củ Chi

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá