Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập GDQP lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDQP 10 Bài 3 từ đó học tốt môn GDQP 10.
Giải bài tập GDQP lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Khởi động 1 trang 16 GDQP 10: Hãy kể tên 1 số chất ma túy mà em biết?
Lời giải:
- Một số chất ma túy: Cần sa, Thuốc phiện, Heroin, cỏ Mĩ, thuốc lắc…
Khởi động 2 trang 16 GDQP 10: Hãy kể tên văn bản pháp luật về phòng chống ma túy?
Lời giải:
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259
- Luật phòng, chống ma tuý 2021 bao gồm 8 Chương, 55 Điều. Luật này quy định về phòng, chống ma tuý
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: (gồm 5 Chương, 29 Điều từ Điều 89 đến Điều 118. Quy định các biện pháp xử lý hành chính
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: Điều 21 quy định “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý”.
Câu hỏi trang 17 GDQP 10: Chất ma túy là gì? Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào? Tiền chất ma túy là gì? Phân biệt chất ma túy với tiền chất ma túy?
Lời giải:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hàn
- Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại:
+ Ma túy có nguồn gốc tự nhiên
+ Ma túy bán tổng hợp
+ Ma túy tổng hợp.
- Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ ban hành.
- Phân biệt chất ma túy và tiền chất ma túy:
+ Chất ma túy là chất gây nghiện và chất hướng thần.
+ Tiền chất ma túy là những hóa chất được điều chế trong phòng thí nghiệm.
Câu hỏi trang 17 GDQP 10: Hãy nêu các tội phạm về ma túy?
Lời giải:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hàn
- Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại:
+ Ma túy có nguồn gốc tự nhiên
+ Ma túy bán tổng hợp
+ Ma túy tổng hợp.
- Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ ban hành.
- Phân biệt chất ma túy và tiền chất ma túy:
+ Chất ma túy là chất gây nghiện và chất hướng thần.
+ Tiền chất ma túy là những hóa chất được điều chế trong phòng thí nghiệm.
Câu hỏi trang 17 GDQP 10: Hãy nêu các việc nhà trường đã làm để phòng chống ma túy?
Lời giải:
Các việc nhà trường đã làm để phòng chống ma túy
- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý.
- Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh.
- Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, tham gia vào các tệ nạn ma tuý.
Câu hỏi trang 19 GDQP 10: Đặc điểm của người nghiện ma túy? Cách nhận biết người nghiện ma túy?
Lời giải:
- Đặc điểm và dấu hiện nhận biết của người nghiện ma túy:
+ Thường bị rối loạn về tâm lý, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma tuý và dễ bị tái nghiện ma tuý
+ Thay đổi thất thường giời giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn
+ Hay tụ tập bạn bè, tính tình cáu gắt, thích một mình, lười lao động, da xanh tái, trầm cảm
+ Dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực.
+ Có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều hoặc sử dụng tiền không có lý do chính đáng.
Câu hỏi trang 19 GDQP 10: Hãy nêu một số hình thức sử dụng trái phép chất ma túy?
Lời giải:
- Các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:
+ Tàng trữ trái phép ma túy;
+ Vận chuyển trái phép chất ma túy
+ Mua bán trái phép chất ma túy
+ Chiếm đoạt chất ma túy;
+ Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu hỏi trang 20 GDQP 10: Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng chống ma túy?
Lời giải:
- Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy:
+ Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma tuý; chủ động bảo vệ bản thân; không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.
+ Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma tuý.
Luyện tập 1 trang 20 GDQP 10: Em hãy trình bày hiểu biết về 1 số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay?
Lời giải:
- Chất ma túy amphetamine là chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng.
- Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape, hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí. Nhưng cần sa có các hợp chất làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não và cơ thể do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập 2 trang 20 GDQP 10: Trình bày hậu quả, tác hại của tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường?
Lời giải:
- Hậu quả, tác hại của tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường:
+ Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần; huỷ hoại đạo đức, nhân cách của các bạn học sinh, sinh viên
+ Gây sao nhãng, giảm sút kết quả học tập
Luyện tập 3 trang 20 GDQP 10: Em hãy nêu những hoạt động nhà trường đã làm để phòng chống ma túy?
Lời giải:
- Các việc nhà trường đang làm để phòng chống ma túy:
+ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý;
+ Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh
+ Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, tham gia vào các tệ nạn ma tuý.
Vận dụng 1 trang 20 GDQP 10: Em hãy trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng công an
Lời giải:
- Tham mưu triển khai, hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma túy số, điều tra, rà soát thống kê đầy đủ thông tin chính xác số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy để có cơ sở quản lý và nâng cao hiệu quả côngtác cai nghiện.
- Tăng cường chỉ đạo các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đổi mới về nội dung, cải tiến về hình thức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống tội phạm ma túy.
- Xây dựng mô hình, các câu lạc bộ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng phát triển và nâng cao các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng về ANTT ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường
- Triển khai các biện pháp, giải pháp về phòng, chống tội phạm ma túy, chú ý tập trung vào các đối tượng cầm đầu, hoạt động chuyên nghiệp, có tổ chức và các đường dây vận chuyển ma túy vào địa phương.
- Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện vào quản lý, giáo dục và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Vận dụng 2 trang 20 GDQP 10: Em hãy sưu tầm những hình ảnh, video về hậu quả tác hại của tình trạng nghiện ma túy?
Lời giải:
- Hình ảnh 1: Ma túy làm tan vỡ hành phúc gia đình
- Hình ảnh 2: Ma túy gây nên tình trạng ảo giác
Xem thêm các bài giải GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Na
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Bài 5: Bảo đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.