GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

1.1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập GDQP lớp 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDQP 10 Bài 2 từ đó học tốt môn GDQP 10.

Giải bài tập GDQP lớp 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh

Việt Nam

Khởi động trang 11 GDQP 10: Em hãy nêu hiểu biết của mình về nhiệm vụ của Quân đội và Công an nhân dân?

Lời giải:

- Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống giặc ngoại xâm.

- Công an có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự an toàn trong xã hội.

Câu hỏi trang 12 GDQP 10: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu gợi ý?

Câu hỏi trang 12 GDQP 10 (ảnh 1)

Lời giải:

Câu hỏi trang 12 GDQP 10 (ảnh 2)

Câu hỏi trang 13 GDQP 10

Câu hỏi trang 13 GDQP 10: Quan sát hình 2.1 và cho biết vị trí và chức năng của sĩ quan?

Lời giải:

- Vị trí: là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội.

- Chức năng: đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Câu hỏi trang 13 GDQP 10: Hãy nêu nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan đối với Tổ quốc?

Lời giải:

- Nghĩa vụ: sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước  

- Trách nhiệm: 

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình; 

+ Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao, bảo đảm cho đơn vị sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì hoàn cảnh, điều kiện nào.

Câu hỏi trang 14 GDQP 10

Câu hỏi trang 14 GDQP 10: Quan sát hình 2.2 và cho biết Công an nhân dân có vị trí và chức năng gì?

Lời giải:

- Vị trí: là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội  

- Chức năng:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; 

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Câu hỏi trang 14 GDQP 10: Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân là gì?

Lời giải:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

- Tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân

Câu hỏi trang 15 GDQP 10

Câu hỏi trang 15 GDQP 10: Điều gì đã khiến Hoàng Phú Thịnh quyết tâm trở thành sĩ quan?

Lời giải:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước

- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

- Tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân

Câu hỏi trang 15 GDQP 10: Để trở thành sĩ quan Quân đội hoặc Công an em sẽ làm những gì?

Lời giải:

Để trở thành sĩ quan em cần có:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

+ Lí lịch bản thân và gia đình rõ ràng

+ Thái độ học tập nghiêm túc, luôn trau dồi nâng cao và học hỏi những kiến thức

+ Có sức khỏe tốt, đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn (nam từ 1.64 – 1m80; nữ từ 1m58 – 1m72…).

Luyện tập trang 15 GDQP 10

Luyện tập 1 trang 15 GDQP 10: Em đặt mục tiêu gì khi học môn Giáo dục Quốc phòng an ninh?

Lời giải:

- Mục tiêu:

+ Hiểu được những nội dung cơ bản của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam;

+ Có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự.

Luyện tập 2 trang 15 GDQP 10: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về sĩ quan Hoàng Phú Thịnh sau khi đọc đoạn văn dưới đây:

Sau khi tốt nghiệp sĩ quan, mặc dù quê ở vùng Đồng bằng Sông Hồng nhưng Hoàng Phú Thịnh đã xung phong về công tác tại một đơn vị ở vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong quá trình công tác, anh luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Theo kế hoạch năm nay anh sẽ xây dựng gia đình, hai bên gia đình đã làm lễ ăn hỏi và ấn định ngày tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh xung phong cùng với đơn vị tham gia phòng chống dịch, vì vậy anh đã xin phép gia đình hoãn ngày cưới của mình cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

Lời giải:

- Cảm nghĩ của em: Hoàng Phú Thịnh là một sĩ quan anh dũng, cần cù, chất phác luôn tận tụy với công việc, không ngại khó khăn gian khổ,

 luôn đặt nhiệm vụ và tính mạng của nhân dân lên hàng đầu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Luyện tập 3 trang 15 GDQP 10: Em hãy sưu tầm những câu chuyện nói về nhiệm vụ của công an nhân dân

Lời giải:

(*) Tham khảo: Câu chuyện về 03 chiến sỹ nghĩa vụ thuộc Đại đội bảo vệ mục tiêu, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an tỉnh An Giang quên mình cứu người:

- Trưa ngày 15/9/2019, có người phụ nữ chạy xe về hướng bờ sông Hậu với tốc độ cao, sau đó bất ngờ lấy quẹt lửa trong túi bật lên rồi ném vào xe, chiếc xe bốc cháy, người phụ nữ gieo mình xuống sông.

- Đang trong lúc làm nhiệm vụ trực gác tại Vọng gác Tỉnh ủy An Giang, chiến sỹ Bùi Minh Đức đã kịp thời dùng bình chữa cháy dập tắt khi chiếc xe vừa bốc cháy, đồng thời truy hô mọi người tới ứng cứu.

- Ngay lúc đó, 2 chiến sĩ trẻ là: Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái đã không quản ngại nguy hiểm, nhanh chóng nhảy xuống dòng nước đang chảy mạnh để cứu vớt nạn nhân. Đoạn sông này ngày thường rất nguy hiểm và khi mùa lũ về lại càng nguy hiểm hơn với những con nước xoáy sâu, tuy nhiên không chút do dự, chiến sỹ Dương Trọng Hữu và Võ Quốc Thái đã nhanh chóng vượt qua những con sóng mạnh và sự kháng cự của nạn nhân, đưa nạn nhân vào bờ trước sự cảm phục của đông đảo người dân. 

(*) Cảm nghĩ của bản thân: Qua câu chuyện điều khiến em tâm đắc là  hành động dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân của 03 chiến sỹ đã làm nhiều người cảm phục. Thêm một lần nữa những câu chuyện về người chiến sỹ Công an quên mình, bất chấp hiểm nguy vì Tổ quốc, vì nhân dân lại được người dân ca ngợi, tô điểm thêm hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an trong lòng nhân dân.

Vận dụng trang 15 GDQP 10

Vận dụng 1 trang 15 GDQP 10: Em hãy viết ra giấy những điều em sẽ làm nếu trở thành sĩ quan quân đội hoặc công an nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

- Luôn  trung thực, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân

- Luôn luôn đặt tính mạng của người dân lên trên sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Vận dụng 2 trang 15 GDQP 10: Từ những kiến thức đã học em có nhận thức gì về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với Tổ quốc?

Lời giải:

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 

- Tham gia đăng kí huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi;

- Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 

- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Vận dụng 3 trang 15 GDQP 10: Em hãy tìm hiểu về bậc hàm của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam?

Lời giải:

- Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 bậc quân hàm: Hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ

- Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm: Binh nhất; Binh nhì.

- Hạ sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam có 3 bậc quân hàm : Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.

- Chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm: Binh nhất và binh nhì.

Xem thêm các bài giải GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Bài 5: Bảo đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Đánh giá

0

0 đánh giá