Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải bài tập GDQP lớp 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDQP 10 Bài 1 từ đó học tốt môn GDQP 10.
Giải SGK GDQP 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Lời giải:
- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm:
+ Quân đội nhân dân
+ Công an nhân dân
+ Dân quân tự vệ
Lời giải:
(*) Học sinh căn cứ vào hoàn cảnh thực tế để trả lời.
- Ví dụ: Bố em là cảnh sát, chú em là bộ đội,...
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu hỏi trang 6 GDQP 10: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn
Lời giải:
- Hình d phù hợp với đoạn văn A.
- Hình c phù hợp với đoạn văn B
- Hình b phù hợp với đoạn văn C
- Hình a phù hợp với đoạn văn D
Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Lời giải:
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.
Câu hỏi trang 7 GDQP 10: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam?
Lời giải:
+ Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân
+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí
+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau
+ Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
+ Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.
+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam
Lời giải:
Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân:
- Thời kì hình thành (1930 - 1945)
+ Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.
+ Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)
+ Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu
+ Công an nhân dân cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắngtrong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
+ Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.
+ Từ năm 1973 - 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)
+ Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch
+ Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì
- Thời kì hình thành (1930 - 1945)
+ Nhiệm vụ: cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng
+ Chiến công: ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)
+ Nhiệm vụ: bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân
+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
+ Nhiệm vụ: ở miền Bắc, công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam, lực lượng công an nhân dân tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.
+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không; Đại thắng mùa Xuân năm 1975…
- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)
+ Nhiệm vụ:giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch
+ Chiến công: góp phần bảo vệ vững chắc sự ổn định chính trị - xã hội; độc lập, chủ quyền của nhà nước Việt Nam.
Câu hỏi trang 8 GDQP 10: Hãy nêu bản chất của công an nhân dân Việt Nam?
Lời giải:
- Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân.
Lời giải:
Tuyền thống của công an nhân dân Việt Nam
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam
- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc
- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi
- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.
Câu hỏi trang 9 GDQP 10: Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân?
Lời giải:
Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân
- Hình 1. Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn trao trang thiết bị y tế của Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Hình 2: Cán bộ, học viên Học viện Cảnh sát Nhân dân tăng cường tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
III. Lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ
Câu hỏi trang 10 GDQP 10: Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì?
Lời giải:
Sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì
- Thời kì hình thành (1930 - 1945)
+ 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”.
+ Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.
+ Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954): 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.
- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
+ Dân quân tự vệ ở miền Bắc tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam
+ Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ.
- Từ năm 1975 đến nay: Dân quân tự vệ phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Câu hỏi trang 10 GDQP 10: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ
Lời giải:
Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ
- Hình 1. Cảm tử quân sẵn sàng lao bom ba càng diệt địch, năm 1946
- Hình 2: Dân quân tự vệ tỉnh Bắc Ninh diễn tập
Câu hỏi trang 10 GDQP 10: Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng dân quân tự vệ?
Lời giải:
Truyền thống lực lượng dân quân tự vệ
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
- Trong chiến tranh cách đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Lời giải:
Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là: đánh du kích
Luyện tập 1 trang 10 GDQP 10: Nêu những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các giai đoạn.
Lời giải:
- Những nét cơ bản Nghệ thuật quân sự Việt Nam:
+ Không khoan nhượng trước kẻ thù xâm lược
+ Toàn dân đánh giặc
+ Linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”
+ Tính nhân văn, dân tộc sâu sắc
+ Đánh du kích.
Lời giải:
(*) Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ
- Hình 1. Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Hình 2. Các chiến sĩ của quân đội Việt Nam tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình tại Nam Su-đan
- Hình 3. Các chiến sĩ công an trấn áp tội phạm
- Hình 4. Lực lượng dân quân tự vệ tham gia huấn luyện
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo
- Với đạo lý Uống nước nhớ nguồn - truyền thống quý báu của con người Việt Nam, chúng ta luôn ý thức được rằng để có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay chính là nhờ một phần lớn công lao các thế hệ cha anh đi trước.
- Những “Chiến sĩ anh hùng” ấy mãi là bức tượng đài vinh quang, là tấm gương sáng để thể hệ trẻ ngày hôm nay noi gương tiếp bước ngọn lửa thiêng liêng của dân tộc. Họ chính là những người làm nên hình hài của Tổ quốc, với sự cống hiến thầm lặng, với quyết tâm giương cao ngọn cờ tự do hòa bình. Chiến công hiển hách của các anh đã lưu danh sử sách muôn đời, tô điểm đẹp thêm trang sử vàng sáng ngời của đất nước. .
- Trên tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân quên mình”, mỗi chúng ta hãy noi gương các vị anh hùng liệt sỹ bằng những hành động cụ thể thiết thực, cống hiến hết khả năng mình cho đất nước, làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện hơn nữa , đóng góp một phần sức lực, tài mọn, trí tuệ cho sự phát triền bền vững của đất nước.
Xem thêm các bài giải GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam
Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Bài 5: Bảo đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.