Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

TOP 10 mẫu Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (2024) HAY NHẤT

99

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

 

TOP 10 mẫu Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết.

Hội xuân 2023 giới thiệu nét văn hóa đón tết các vùng miền - Binh Phuoc,  Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 1)

Vào ngày rằm tháng giêng, em được theo bà tham gia hội xuân do làng em tổ chức.

Hội xuân được tổ chức ở đình làng. Từ mấy ngày hôm trước, mọi người đã trang trí và chuẩn bị sẵn các dụng cụ để ngày hội được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, khi em và bà đến nơi, đình làng đã thay đổi bộ dáng hoàn toàn, với những câu đối, tấm vải màu sắc sặc sỡ, tươi vui. Dọc lối đi, còn được đặt các chậu cúc vàng tươi. Các cửa nhỏ thì đặt các bình hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm nữa. Trông tràn đầy sức sống. Mọi người đến chơi hội ai cũng mặc thật đẹp và tươm tất. Các chiếc áo dài, áo tứ thân được mặc nhiều hơn cả. Không ai bảo ai, mọi người tự chọn chỗ rồi ngồi xuống, nghe lời phát biểu của trưởng làng. Những lời chúc tụng thật ý nghĩa và chân thành khiến ai cũng vỗ tay vui mừng. Sau đó, mọi người tản ra tham gia các hoạt động khác nhau. Nơi thì nhảy sạp, bên thì đánh đu, góc thì ném pao… Sân bày bán các món ngon, đồ chơi, đồ kỉ niệm… cũng tấp nập không kém. Khắp nơi đều là tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui tươi.

Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 2)

Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về, làng em lại tổ chức ngày hội mừng xuân.

Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của một năm. Địa điểm tổ chức, chính là tại bãi đất trống lớn ở trước làng. Ở đó, vào hôm trước khi diễn ra, người ta sẽ dọn dẹp sạch sẽ, và lắp đặt các thiết bị cần thiết như đèn chiếu sáng, các băng rôn, cờ, hoa, và cả mái che ở những nơi để loa âm thanh nữa. Chiều hôm trước khi diễn ra, các sạp hàng trưng bày, mua bán đã được soạn sẵn đầy đủ, chờ diễn ra lễ hội.

Ngày lễ hội xuân diễn ra, mọi người náo nức đến nơi tổ chức, ai cũng xúng xính những bộ trang phục đẹp nhất, cùng bạn bè, người thân đến xem hội. Chưa đi đến nơi, mà tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng cười nói đã kéo nhau đến bên tai, thôi thúc mọi người nhanh bước chân đến tham gia. Ở đó, có đủ các món ngon, món đồ lưu niệm xinh xắn. Có đủ các nhóm chơi những trò chơi thú vị, từ ném vòng, đánh đu, nhảy sạp, đến diễn xiếc… Tấp nập, rộn ràng vô cùng. Ai cũng chào nhau bằng nụ cười tươi vui, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho mùa xuân mới đến.

Tuy chỉ diễn ra trong một ngày, nhưng lễ hội cũng đã đủ để đem lại niềm vui cho tất cả mọi người. Từ đó, lại có thêm động lực cho một năm học tập, làm việc hết mình, và lại chờ đón ngày hội xuân năm sau.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương trong ngày khai hội - Báo Công an  Nhân dân điện tử

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 3)

Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.

Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 4)

Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng miền Bắc, kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Chùa Hương là quần thể văn hóa tâm linh lớn với hệ thống nhiều hang động, có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo gồm đồi, núi, suối rừng, chùa, tháp…  

Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc. 

Lễ hội gò Đống Đa - ghi nhớ một thời kỳ lẫy lừng của dân tộc
Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 5)

Lễ hội gò Đống Đa Đây là một trong những lễ hội lớn diễn ra tại trung tâm thành phố Hà Nội, được diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ Đô 10/10/1954, lễ hội gò Đống Đa được coi là quốc lễ. 

Lễ hội nhằm tái hiện lại chiến thắng gò Đống Đa vang danh lịch sử và để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung. Bạn sẽ được chứng kiến các trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ và chứng kiến lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước. 

Lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam để tri ân công đức của các vị vua Trần. Hội sẽ được bắt đầu với lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý và ấn được phát tại 3 nhà: nhà trưng bày đền Trùng Hoa, nhà Giải Vũ và một điểm trong khu vực vườn cây thuộc đền Trần. 

Lễ hội mùa xuân đền Trần những năm gần đây thu hút rất nhiều du khách thập phương với mong muốn một năm mới phát tài, thành đạt.  

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 6)

Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi tín ngưỡng tâm linh của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Yên Tử chính là nơi bắt nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và cũng là trung tâm Phật Giáo Việt Nam. 

Lễ hội Yên Tử sẽ bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm và kéo dài đến tận tháng 3 âm lịch. Du khách có thể tới Yên Tử để tham quan ngôi chùa bằng đồng ấn tượng nằm trên đỉnh núi, du xuân vãn cảnh, thưởng ngoạn tiết trời xuân và cầu bình an, may mắn cho cả năm thuận buồm xuôi gió. 

Du xuân phiên chợ có 1 không 2 trong năm - chợ Viềng Nam Định

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 7)

Phiên chợ Viềng tại Nam Định nổi tiếng trong các lễ hội mùa xuân tại Việt Nam. Người ta đi chợ Viềng với mong muốn “mua may bán rủi”, dù không mang nhiều tính thương mại nhưng lại có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu may theo quan niệm truyền thống.  

Lễ hội diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng Âm lịch và thu hút rất đông người dân, khách du lịch tới tham gia. Các mặt hàng tại chợ Viềng hết sức đa dạng, từ đồ ăn cho tới các vật dụng thôn quê quen thuộc như: thúng, đơm, giỏ, đó, đòn gánh, cuốc xẻng… mỗi du khách có thể lựa chọn mua một thứ đồ yêu thích để lấy “may”.  

Đặc biệt, chợ Viềng cũng gần ngay quần thể di tích Phủ Dầy nên du khách hoàn toàn có thể kết hợp để trải nghiệm hết nét văn hóa đặc biệt tại vùng đất Nam Định thân yêu. 

 

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 8)

Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất cả nước nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Lễ hội được tổ chức trong vòng 6 ngày từ mùng 5 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Nghi lễ sẽ gồm 2 phần chính gồm: Rước kiệu vua và lễ dâng hương. Ngoài ra, lễ hội cũng diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian hấp dẫn như: Hát xoan, đấu vật, kéo co, bơi… 

Lễ hội cầu ngư ở Bình Định

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 9)

Lễ hội Cầu Ngư còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông, được xem là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân làng chài ven biển Nam Trung Bộ.  

Nếu du xuân đầu năm, bạn có thể tham gia lễ hội để ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống cùng phong tục thờ cúng Cá Ông theo truyền thuyết dân gian. Lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.  

Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết (mẫu 10)

Với các tín đồ yêu thích du lịch mùa xuân thì không thể không biết lễ hội núi Bà Đen nổi tiếng. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Nam, bắt đầu diễn ra từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Tuy nhiên, bắt đầu từ chiều 30 tết cho đến hết tháng Giêng âm lịch thì du khách thập phương đã đổ về đây lễ bái rất đông.  

Du khách có thể tới dâng hương, cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình và ngắm phong cảnh hùng vĩ, tận hưởng không khí nơi đền chùa thiêng liêng.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giới thiệu về một bức tranh em vẽ

Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra

Kể những điều em biết về ông Bụt trong những truyện cổ tích mà em đã đọc

Hãy tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền

Kể câu chuyện Con vẹt xanh và nêu cảm nghĩ

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá