Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem
TOP 10 mẫu Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Tìm đọc thêm những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 1)
Sự tích cây nêu ngày Tết
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nghĩ ra là “ăn ngọn cho gốc”. Người không chịu. Chúng dùng áp lực bắt phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý.
Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như lời Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: “Ăn ngọn cho gốc”.
Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng đành cứng họng không chối cãi vào đâu được.
Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng tuyên bố “Ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lần này Quỷ nghĩ:
– Cho chúng nó muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao.
Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp mọi nơi mọi chỗ.
Năm ấy có một lần nữa, Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần quỷ lại bị một vố cay chua, uất ức hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nghĩ:
– Thà không được cái gì cả, còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình.
Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre có mắc một chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cà sa che bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì là đất của Người sở hữu ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu ít mà giá rất hời bèn nhận lời:
– Ồ! Bằng chiếc áo cà sa có là bao nhiêu.
Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay toả ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hoá phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Ðông.
Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó, ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v… rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm quân của Quỷ không tiến lên được.
Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Ðối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ : máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.
Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật, Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó, sợ hoảng hồn bỏ chạy.
Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi, nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.
Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được hai ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại hứa cho.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày tết Nguyên Ðán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 2)
Sự tích ông Táo về trời
Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi. Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.
Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch. Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba “ông” đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.
Phong tục tập quán phong phú , thể hiện đời sống tinh thần của dân tộc, đa số những phong tục này đều thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như tình nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hướng về tổ tiên. Tuy không có giá trị nghệ thuật cao nhưng có giá trị nhân văn và giáo dục sâu sắc.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 3)
Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.
Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.
Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiệc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.
Ở Khía cạnh lịch sử, Tết Trung Thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung Thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, Bánh Trung Thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.
Chính vì những lý do đó, Tết Trung Thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 4)
Bạn có biết những cơn mưa và lũ lụt luôn kéo đến vào các thời điểm trong năm đều được người đời cho là bắt nguồn từ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh không. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa vào đời vua Hùng thứ 18, nhà vua có một cô con gái vô cùng xinh đẹp tên là Mỵ Nương và muốn con gái có một tấm chồng, ông đã mở một đại hội kén rể.
Trong đó, có hai vị thần quyền năng muốn tham gia vào đại hội kén rể là Sơn Tinh - sơn thần của núi Tản Viên và Thủy Tinh - thủy thần cai trị biển cả. Hai vị thần đều ngang sức ngang tài chẳng ai nhường nhịn ai nên nhà vua đã bèn nghĩ ra lễ vật cầu hôn.
Ngạc nhiên là các món lễ vật đều ở trên cạn như 100 phần cơm nếp, 100 nồi bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Do sản vật đều nghiêng về Sơn Tinh nên chàng đã dâng lên nhà vua nhanh hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh rất tức giận và không cam tâm nên đã dâng nước lên đánh với Sơn Tinh nhưng lần nào phần thắng cũng thuộc về Sơn Tinh.
Do không bằng lòng với kết quả trên nên mỗi năm Thủy Tinh sẽ tiếp tục dâng nước lên thật cao để một ngày nào đó sẽ đánh bại Sơn Tinh.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 5)
Trong chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành nên con người là như thế nào và ra sao. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên sẽ cho bạn biết chúng ta được hình thành ra sao nhé. Truyện kể rằng, vào đời vua Lạc Long Quân vốn là con Rồng, chàng có cảm tình với nàng u Cơ vốn là con của Tiên.
Sau đó, cả hai được gia đình chấp thuận và lấy nhau làm vợ chồng. u Cơ cấn thai và đã sinh ra một bọc trăm trứng có trai có gái. Vì u Cơ là dòng dõi Tiên còn Lạc Long Quân là con cháu của Rồng nên cả hai không thể ở chung để nuôi con. Do đó họ quyết định đem 50 người con xuống biển với cha và 50 người con lên non cùng mẹ.
Trăm người con đó trở thành tổ tiên của tộc người Bách Việt. Người con trưởng ở đất Phong Châu được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi báu duy trì được 18 đời vua.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 6)
Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6, tại thôn nhỏ có tên là Gióng có hai ông bà lão già hiền hậu và tốt bụng nhưng đã mấy năm không có nổi một mụn con.
Một hôm nọ, trong lúc ra ngoài thăm đồng, bà lão nhìn thấy một dấu chân rất to và bà đã ướm thử nhưng kết quả là chỉ sau vài tháng bà đã mang thai. Cả làng ai cũng bất ngờ khi biết bà mang thai, sau thời gian dài mang nặng đẻ đau, một bé trai đã ra đời.
Tuy nhiên, ba tuổi mà đứa bé vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Lúc bấy giờ, có giặc n muốn xâm lấn bờ cõi nên nhà vua cho gọi anh hùng hào kiệt đứng lên bảo vệ nước nhà. Đúng lúc đó, đứa bé đột nhiên mở lời với sứ giả đưa tin cho biết cậu cần con ngựa sắt có thể khè lửa, một cây roi và chiếc áo bằng sắt để tiêu diệt quân giặc.
Trong thời gian chuẩn bị hành trang, cậu bé đã ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Vừa lúc quân địch đến núi Trâu, cậu bay ra và ướm vào bộ áo giáp sắt nhảy lên lưng ngựa sắt lao vào đám giặc và đánh tan bọn chúng. Sau khi diệt giặc xong, cậu đa tạ ơn dưỡng dục của cha mẹ và cưỡi ngựa bay về trời. Người đời mang ơn và phong cậu là Phù Đổng Thiên Vương.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 7)
Sau khi giúp vua An Dương Vương hoàn thành Cổ Loa Thành, thần Kim Quy đã tặng cho nhà vua một chiếc vuốt để làm cây nỏ thần. Nhờ sức mạnh của nỏ thần bên nhà vua luôn thắng lợi trước sự tấn công của quân Triệu Đà và giữ được bình yên cho đất nước. Biết được bí mật về cây nỏ thần, Triệu Đà bèn nghĩ kế cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ và vua An Dương Vương đồng ý.
Sau khi Trọng Thủy đã lừa Mị Châu để nàng cho mình nhìn thấy nỏ thần và hắn đã tìm cách ăn cắp nó và đánh tráo bằng một cây nỏ giả. Do đã có trong tay nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang đánh u Lạc.Nhà vua nghĩ rằng mình giữ trong tay nỏ thần nên không mảy may lo sợ. Khi biết chiếc nỏ thần là giả thì đất nước cũng đã về tay của giặc, nhà vua đã cùng Mị Châu chạy về phương Nam.
Đúng lúc này thì thần Kim Quy hiện lên kết tội Mỵ Châu và nói rằng nàng đã rải lông trên chiếc áo để làm dấu cho giặc. Nhà vua biết được rất tức giận liền chém chết con rồi đi xuống biển. Trọng Thủy đến và đưa thi thể của Mỵ Châu về chôn cất tại Loa Thành, thân thể của nàng liền hóa thành ngọc thạch. Vì mặc cảm tội lỗi và tình yêu mãnh liệt dành cho Mỵ Châu, Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng sâu tự tử.
Những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam (mẫu 8)
Truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giầy bắt nguồn từ đời vua Hùng Vương thứ 6, nhà vua đã già và muốn tìm người con trai xứng đáng để nối ngôi. Nhà vua cho ra quy tắc là phải làm đúng các nghi thức trong ngày lễ Tiên Vương thì sẽ được làm Vua.
Các thái tử đều đua nhau sắm đủ loại lễ vật để dâng lên nhà vua. Tuy nhiên người con trai thứ 18 là Lang Liêu lại rất buồn vì hàng ngày chàng phải đi làm đồng áng và nhà cũng nghèo nên không tìm được lễ vật nào trịnh trọng dâng cho vua cha. Sau một đêm nằm mơ, chàng đã được một vị thần chỉ cách rằng hãy lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt heo làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha.
Nhà vua thấy bánh có mùi vị rất đặc biệt, lại biểu trưng cho đất và trời mang lại phúc khí cho đất nước. Nhà vua đã đặt tên bánh tròn là bánh giầy và bánh hình vuông là bánh chưng và làm lễ sắc phong cho Lang Liêu.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.