SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 4: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

237

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 4: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Toán 8 Bài 4 từ đó học tốt môn Toán 8.

SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 4: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

Bài 14 trang 24 SBT Toán 8 Tập 2: Một hộp có 50 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 3, 5, ..., 97, 99; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 3 và là ước của 50”;

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 60 và là bội của 11”;

c) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 3 và 5”;

d) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có hai chữ số và tổng hai chữ số đó là 7”.

Lời giải:

a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 3 và là ước của 50” là: 5; 25.

Do đó, có hai kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 250=125.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 60 và là bội của 11” là: 11; 33; 55.

Do đó, có ba kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 350.

c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 3 và 5” là: 15; 45; 75.

Do đó, có ba kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 350.

d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thè được rút ra là số có hai chữ số và tổng hai chữ số đó là 7” là: 25; 43; 61.

Do đó, có ba kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 350.

Bài 15 trang 25 SBT Toán 8 Tập 2Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Tính xác xuất của mỗi biến cố sau:

a) “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị”;

b) “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị”.

Lời giải:

Số các số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 là 19, và các số đó là: 61, 62, 63,..., 79.

a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị” là: 61, 62, 63, 64, 65, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76.

Do đó, có mười hai kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 1219.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị” là 63. Do đó, có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác xuất của biến cố đó là 119.

Bài 16 trang 25 SBT Toán 8 Tập 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số lớn hơn hoặc bằng 900.

a) Tính số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

b) Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”.

Lời giải:

a) Tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số lớn hơn hoặc bằng 900 là:

E = {900; 901; 902; 903; ...; 998; 999}.

Số phần tử của tập hợp E là: 999 ‒ 900 + 1 = 100.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên” là: 900; 961. Do đó, có hai kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 2100=150.

Bài 17 trang 25 SBT Toán 8 Tập 2: Một đội học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2022 có 4 học sinh lớp 7 là: An, Bình, Chi, Minh và 5 học sinh lớp 8 là: Phương, Hà, Ngọc, Nam, Thư. Chọn ngẫu nhiên một thi sinh trong đội học sinh tham gia cuộc thi đó.

a) Viết tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thí sinh được chọn ra. Tính số phần tử của tập hợp A.

b) Tính xác suất của biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 7”.

c) Tính xác suất của biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 8”.

Lời giải:

a) Tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thí sinh được chọn ra là:

A = {An; Bình; Chi; Minh; Phương; Hà; Ngọc; Nam; Thư}.

Tập hợp A có 9 phần tử.

b) Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 7” là: An, Bình, Chi, Minh.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 49.

c) Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 8” là: Phương, Hà, Ngọc, Nam, Thư.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 59.

Bài 18 trang 25 SBT Toán 8 Tập 2Cho tập hợp A = {1; 2} và B = {3; 4; 5; 8}. Lập ra tất cả các số có hai chữ số ab¯, trong đó a ∈ A và b ∈ B.

a) Có thể lập được bao nhiêu số ab¯ như vậy?

b) Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên lập được là số chia hết cho 9”;

c) Tính xác suất của biến cố “Số tự nhiên lập được là số lớn hơn 14”.

Lời giải:

a) Các số có hai chữ số ab¯ (a ∈ A và b ∈ B) lập được là: 13; 14; 15; 18; 23; 24; 25; 28. Do đó, có tất cả 8 số lập được.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên lập được là số chia hết cho 9” là: 18. Do đó, có một kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 18.

c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên lập được là số lớn hơn 14” là: 15; 18; 23; 24; 25; 28. Do đó, có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 68=34.

Bài 19 trang 25 SBT Toán 8 Tập 2Một hộp có chứa 10 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 10 và 5 quả cầu màu đỏ được đánh số từ 11 đến 15 . Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với quả cầu được chọn ra. Sau đó, tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Quả cầu được chọn ra màu xanh”;

b) “Quả cầu được chọn ra ghi số chẵn”;

c) “Quả cầu được chọn ra màu đỏ và ghi số chẵn”;

d) “Quả cầu được chọn ra màu xanh hoặc ghi số lẻ”.

Lời giải:

Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với quả cầu được chọn ra là:

E = {1; 2; 3; ....; 15}.

Số phần tử của tập hợp E là 15 .

a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu xanh” là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Do đó, có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 1015=23.

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra ghi số chẵn” là: 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14. Do đó, có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 715.

c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu đỏ và ghi số chẵn” là: 12; 14. Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 215.

d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu xanh hoặc ghi số lẻ” là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 13; 15. Do đó, có 13 kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 1315.

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá