Sách bài tập KTPL 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Văn hóa tiêu dùng | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

190

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KTPL 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Văn hóa tiêu dùng | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8 từ đó học tốt môn Kinh tế Pháp luật 11.

Sách bài tập KTPL 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Văn hóa tiêu dùng | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng là

A. những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và toàn dân tộc.

B. nguyên nhân cơ bản và đầu tiên dẫn đến hành vi tiêu dùng.

C. những hành vi tiêu dùng của con người ở bất kì nơi đâu.

D. những đặc điểm tiêu dùng của mỗi cá nhân, cộng đồng và cả dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

b) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của văn hoá tiêu dùng?

A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

B. Góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

C. Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

D. Là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi bị chi phối bởi việc tiêu dùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

c) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam là

A. chịu tác động của các xu hướng tiêu dùng trên thế giới.

B. tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế.

C. thường “sính ngoại” và không quan tâm đến những hàng hoá sản xuất trong nước.

D. chịu tác động của điều kiện địa lí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

d) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mỗi người dân cần phải làm gì để xây dựng được văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam?

A. Tiêu dùng theo sở thích của bản thân và gia đình.

B. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm giá rẻ.

C. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

D. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?

a. Tiêu dùng là mục đích và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

b. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân.

c. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hoá tiêu dùng.

d. Người tiêu dùng thông minh là người có lựa chọn hợp lí cho các sản phẩm tiêu dùng trên thị trường.

e. Để thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá, cần phải hiểu về văn hoá tiêu dùng.

Lời giải:

a. Đồng tình, vì tiêu dùng là đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. Do đó, tiêu dùng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

b. Không đồng tình, vì giá trị của mỗi con người không thể hiện ở trang phục hay các sản phẩm đắt tiền người đó tiêu dùng mà thể hiện ở những yếu tố bên trong.

c. Đồng tình, vì văn hoá tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá tiêu dùng trước tiên xuất phát từ phía khách hàng, doanh nghiệp muốn bán được sản phẩm thì phải tìm hiểu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này.

d. Đồng tình, vì người tiêu dùng thông minh là người luôn chủ động lập kế hoạch chi tiêu, tiếp cận thông tin sản phẩm trên thị trường để chọn được sản phẩm hợp lí, tốt cho sức khoẻ, phù hợp nhất với điều kiện của mình.

e. Đồng tình, vì muốn thay đổi hành vi cần phải thay đổi nhận thức, từ đó tác động đến hành vi tiêu dùng, góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng.

Câu 3 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về các quan điểm dưới đây:

a. “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”.

b. Văn hoá tiêu dùng “con gà tức nhau tiếng gáy” chi phối xu hướng tiêu dùng của phần lớn người Việt hiện nay.

c. Yếu tố vùng miền không ảnh hưởng gì đến văn hoá tiêu dùng.

d. Tiêu dùng có văn hoá sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.

Lời giải:

a. Đây là quan điểm đúng, vì ăn, mặc là hai nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. “Ăn lấy chắc” ý chỉ ăn cho no, có thể là không nhiều món ăn nhưng miễn sao là đáp ứng đủ no bụng để làm việc là được. Còn “mặc lấy bền” tức là yêu cầu đối với mặc chỉ cần chất lượng mặc sao cho bền, được lâu và ấm là đủ, không cần cầu kì về kiểu dáng, màu sắc,... mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.

b. Đây là quan điểm không đúng, nói về tâm lí ganh đua không chịu thua kém người khác. Tiêu dùng theo xu hướng như vậy gây lãng phí, nhiều khi không phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.

c. Đây là quan điểm không đúng, vì yếu tố vùng miền có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá tiêu dùng. Ví dụ: Người dân miền Nam thường mua hoa mai và bánh tét để trưng trong ngày Tết, còn người miền Bắc thường mua hoa đào và bánh chưng,

d. Đây là quan điểm đúng, vì sự thay đổi tích cực của tiêu dùng sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.

Câu 4 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể dưới đây:

a. Bạn N rất tự hào vì được các bạn phong tặng biệt danh “Cây thời trang hàng hiệu”.

b. Khi đi ăn tự chọn, T luôn dành ra vài phút để dạo quanh một vòng xem thực đơn của nhà hàng có những gì để xem những món nào mình thích và vị trí ở đâu. Sau đó mới đi lấy đĩa và lựa chọn lần lượt từ món khai vị, món chính đến món tráng miệng và chỉ lấy vừa đủ ăn.

c. Chính quyền tỉnh H vận động người dân mỗi huyện sản xuất một loại hàng thủ công mĩ nghệ mang đậm bản sắc của địa phương để tổ chức bán trong các buổi hội chợ của tỉnh.

d. Khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty Y chỉ quan tâm đến chính sách sản phẩm.

Lời giải:

a. Bạn N cần hiểu rằng “hàng hiệu” thường có giá rất cao. Việc thường xuyên mua sắm hàng hiệu cần phải chi phí rất nhiều, gây lãng phí tiền bạc. Bởi vậy, cần tiêu dùng có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống.

b. Hành vi của bạn T khi đi ăn tự chọn rất hợp lí vì vừa đạt được mục đích vừa tránh mất thời gian lựa chọn thực đơn và không lãng phí thức ăn.

c. Việc làm của chính quyền tỉnh H rất tốt vì vừa tạo được việc làm cho người dân trong khu vực vừa xây dựng được thương hiệu của những sản phẩm quê thương. Tuy nhiên, việc thực hiện không dễ dàng, do vậy chính quyền cần xây ddựng kế hoạch với sự tư vấn của người có chuyên môn và sự tham gia đóng Shu góp của toàn dân.

d. Để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến chính sách sản phẩm mà cần phải quan tâm đến rất nhiều chính sách khác như: chính sách bán hàng, chính sách thu hút đầu tư,... Vì vậy, khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty Y chỉ quan tâm đến chính sách sản phẩm là chưa đủ.

Câu 5 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất tiện lợi và ngon miệng.

- Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bạn Q?

- Nếu là bạn thân của Q, em sẽ nói gì với bạn về thói quen này?

Lời giải:

- Dựa trên trường hợp trên, có thể nhận xét rằng hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh của bạn Q có thể không lành mạnh và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thức ăn nhanh thường giàu calo, chất béo và đường, trong khi thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, các vấn đề sức khỏe và tiềm năng cho các bệnh mãn tính.

- Nếu em là bạn thân của bạn Q, em nên trò chuyện và chia sẻ với bạn Q về tác động tiêu cực của việc sử dụng thức ăn nhanh đối với sức khỏe. Em có thể nhắc nhở bạn Q về việc lựa chọn thực phẩm tốt hơn, như thực phẩm tươi sống, xay nhuyễn, hay nấu món ăn tự nấu nhanh và dễ dàng. Ngoài ra, em có thể đề xuất cùng bạn Q tham gia các hoạt động thể dục và làm việc với nhau để duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng.

Câu 6 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy viết bài giới thiệu chương trình OCOP (mỗi xã/phường một sản phẩm) tại địa phương để quảng bá hình ảnh và văn hoá tiêu dùng.

Lời giải:

Chương trình OCOP (One Commune One Product) đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong việc phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh của những sản phẩm đặc trưng của mỗi xã, phường trên toàn quốc. Tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, chương trình OCOP đã mang đến nhiều sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống. Xã Hồng Vân gồm nhiều thôn, làng với các nghề truyền thống phát triển từ lâu đời. Từ sự tài năng và khéo léo của người dân địa phương, những sản phẩm đặc trưng đã được tạo ra, đem lại lợi ích kinh tế và thể hiện văn hóa tiêu dùng đặc biệt của xã Hồng Vân.

Một trong những sản phẩm nổi bật của xã Hồng Vân là nghề làm nón lá. Nón lá từ lâu đã trở thành biểu tượng của người Việt Nam và đặc biệt thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở khu vực nông thôn. Nón lá Hồng Vân được làm từ lá chuối non tươi mềm, đã qua các công đoạn biến đổi để tạo ra những sản phẩm đa dạng như nón xếp, nón dứa, và các loại trang trí nhẹ nhàng khác. Nón lá Hồng Vân không chỉ là một sản phẩm quà tặng độc đáo, mà còn mang ý nghĩa văn hóa của người dân xã Hồng Vân. Bên cạnh đó, xã Hồng Vân còn nổi tiếng với nghề làm muối. Với thế mạnh là những cánh đồng muối rộng lớn, muối xã Hồng Vân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong vùng mà còn trên toàn quốc. Muối Hồng Vân không chỉ có chất lượng cao, mà còn đảm bảo tuân thủ các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ngành để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng.

Không chỉ có nón lá và muối, xã Hồng Vân còn có nhiều sản phẩm OCOP khác như mật ong, rượu gạo, gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, và nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng khác. Nhờ chương trình OCOP, những sản phẩm này đã được quảng bá rộng rãi và thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch đến tham quan và mua sắm. Chương trình OCOP tại xã Hồng Vân, Thường Tín không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn đem lại những trải nghiệm văn hóa tiêu dùng độc đáo. Qua việc tiếp cận và sử dụng những sản phẩm OCOP, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu con người và đóng góp vào bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương.

Với mang tính chất đặc trưng và lợi thế so với các vùng khác, xã Hồng Vân chắc chắn sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch và những người yêu thích sản phẩm OCOP.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Đánh giá

0

0 đánh giá