TOP 20 mẫu Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng

241

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng

Đề bài: Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng của mỗi bài học.

TOP 20 mẫu Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng (ảnh 2)

Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng - mẫu 1

Kính chào thầy cô và các bạn học sinh, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ  giới thiệu về bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu.

Có người từng nói, Thơ Mới như một cây nấm lạ trên thân cây là nền văn học hiện đại Việt Nam. Đúng như thế, ra đời trong những năm 1932 – 1945, Thơ Mới thật sự đã đem lại một làn gió mới cho nền văn học, mà nếu như không nhắc tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu lại là một thiếu sót lớn. Xuân Diệu đã khoác lên mình một tấm áo tân kì rồi bước vào thi đàn Việt Nam với tác phẩm "Vội vàng", đem đến cho văn chương một nguồn mĩ cảm dồi dào.

"Vội vàng" được in trong tập "Thơ thơ" (1933 – 1938), xuất bản năm 1938 – thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nhân dân ta còn chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó là một hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, khi cái tôi cá nhân của những người sáng tác đang trỗi dậy thì lại gặp phải cảnh nước mất nhà tan, họ không có quyền bộc lộ mình, cho nên nền Thơ Mới giai đoạn này tràn ngập nỗi buồn sầu với nhiều cung bậc khác nhau. Ngay đến thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta, một người vốn nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn, với niềm say mê và khát khao giao cảm với đời tha thiết, cũng không giấu nổi nỗi buồn vu vơ hay nỗi ám ảnh về thời gian, về tuổi trẻ. "Vội vàng" là bài thơ thể hiện rõ nhất cảm hứng ấy của ông. Bao trùm bài thơ là trạng thái đắm say đến điên cuồng, một khát khao giao cảm với thời da diết, đằng sau đó ẩn chứa những quan niệm nhân sinh hoàn toàn mới mẻ. Cái tôi của nhà thơ đã ẩn mình trong từng câu từng chữ, biến bài thơ thành một trong những áng thi ca hay nhất trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ theo thể thơ tự do được tổ chức theo 3 phần: phần một với 11 câu thơ đầu diễn tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, phần hai với 18 câu thơ tiếp theo lại đưa người đọc trở về với nỗi ám ảnh, những sự băn khoăn về thời gian và tuổi trẻ trôi đi quá nhanh, phần cuối với các câu thơ còn lại lại thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu đương mãnh liệt. Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bày tỏ những cảm xúc riêng tư của mình.

Cả bài thơ là tình yêu cuộc sống, tình yêu đời tha thiết và có ý kiến từng cho rằng Xuân Diệu đã xây dựng được cả một lầu thơ trên mặt đất. Những câu thơ đầy ái tình nồng say như đưa tâm hồn người đọc vào thế giới thơ lãng mạn của ông hoàng thơ tình:

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si..."

Khác với các nhà Thơ mới khác, họ không tìm được mối giao cảm với đời nên phải thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, đòi "một tinh cầu giá lạnh" hay "một vì sao trơ trọi giữa trời xanh", Xuân Diệu tìm thấy mọi vẻ đẹp ngay trong cuộc sống nơi trần thế để mà giao cảm, để tình tự. Thế nhưng cũng bởi vì quá mê say vẻ đẹp ấy mà ông lại băn khoăn trong nỗi ám ảnh vì thời gian trôi nhanh đến bất ngờ:

"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"

Người xưa coi thời gian tuần hoàn còn ở đây Xuân Diệu đã đóng góp một cái nhìn đầy mới mẻ: thời gian một đi không trở lại và vì thế, ông tiếc nuối tuổi trẻ của bản thân, tiếc những vẻ đẹp rồi sẽ bị thời gian cuồn đi mất. Những đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu khiến ông có một chỗ đứng vững chắc, xứng đáng là ông hoàng của nền thơ Việt Nam lúc bấy giờ.

Về nghệ thuật, bài thơ cũng đã đạt được một số nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là việc sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh thơ. Những từ ngữ tượng hình "xanh rì, cành tơ, ..." làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống xuân sắc xuân thì của thiên nhiên đất trời. Những hình ảnh được sử dụng rất đắt, nhất là hình ảnh "ánh sáng chớp hàng mi", ánh sáng được ví nhưng cái chớp mắt đa tình của người thiếu nữ càng tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, đắm say của đất trời vào xuân.

Tóm lại, với một tâm hồn thơ đa cảm, một tài năng nghệ thuật đặc sắc, Xuân Diệu đã góp vào vườn thơ hiện đại Việt Nam một áng thơ được coi là tuyệt mĩ. "Vội vàng" đã trở thành một trong những áng thơ bất hủ, là tượng đài của nền thi ca Việt Nam.

Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.

TOP 20 mẫu Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng (ảnh 1)

Thuyết trình về tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng - mẫu 2

Cuộc tình dang dở của Thúy Kiều – Từ Hải đã phải đứt đoạn khi trước nay chí lớn luôn là khao khát của biết bao chàng trai lúc bấy giờ. Hội ngộ – chia li như tạo thành vòng tròn của quy luật cuộc sống được Nguyễn Du đưa vào đoạn trích “Chí khí anh hùng” một cách khéo léo và đầy tinh tế.

Đoạn thơ là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để quyết tâm lên đường đi cuộc khởi nghĩa. Mở đầu đoạn thơ:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Đoạn thơ trên tạo nên một hình ảnh rất đẹp về sự đam mê, tình yêu và sự khát khao phiêu lưu. Cảm giác nồng nàn của hương lửa đã kéo trượng phu vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Những chi tiết như “trông vời trời bể mênh mang” và “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” đã cực kỳ tinh tế và sống động, giúp đọc giả cảm nhận được sự tràn đầy năng lượng và sự hào hùng của hành trình đó. Tổng thể, đoạn thơ này mang đến cho người đọc một cảm giác rất mạnh mẽ về sự mạo hiểm và khao khát chinh phục, đồng thời cũng khơi gợi sự tò mò và cảm xúc:

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chào”.

Đoạn thơ trên tạo ra một hình ảnh sâu sắc về cuộc sống trên giang hồ, với những khó khăn và sự đổi thay liên tục. “Giang hồ quen thói vẫy vùng” thể hiện sự tàn bạo và khắc nghiệt của một cuộc sống đầy gian truân và đấu tranh. “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chào” gợi lên hình ảnh những người đàn ông giang hồ đi về một hướng duy nhất, chấp nhận những khó khăn của cuộc đời để tiếp tục hành trình. Đoạn thơ này không chỉ tả lên cuộc sống khắc nghiệt mà còn thể hiện sự gan dạ và kiên cường của con người Từ Hải trước những thách thức của cuộc đời.

Trước quyết tâm muốn ra đi vì nghĩa lớn của người làm trai, Thúy Kiều cũng thể hiện thái độ mong muốn được tuân theo phận làm giáo của Nho giáo:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

” Phận gái chữ tòng” thể hiện rằng khi sống người phụ nữ phải theo chồng, vì vậy ” chàng đi thiếp cung một lòng xin đi” thể hiện quyết tâm muốn theo Từ Hải cùng nhau làm nên chí lớn. Sau đó Từ Hài động viên nàng ở nhà yên tâm đợi tin vui:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường

Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Trước lời bộc bạch của Thúy Kiều, Từ Hải cho rằng bản thân mình đi vi vu giữa trời đất bao la bốn bể không nhà, vô định, Thúy Kiều mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, chính chàng cũng chưa biết mình sẽ đi đâu về đâu. Vì vậy, Từ Hải khuyên bảo Thúy Kiều hãy ở nhà khi nào yên ổn chàng sẽ ” rước nàng nghi gia”. Thế rồi:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi.

Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc, gợi lên hình ảnh của một người đang đưa ra quyết định để rời đi và bắt đầu một cuộc hành trình mới. “Quyết lời dứt áo ra đi” thể hiện sự quyết tâm của người đó trong việc chấm dứt một chặng đường và bắt đầu một chặng đường mới. Câu “Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi” càng tôn lên sự đầy nghĩa trọng của quyết định đó, cho thấy rằng người đó đã chuẩn bị và sẵn sàng cho những thử thách mới. Đồng thời còn thể hiện sự tạm biệt, đôi khi là khó khăn và đau buồn, nhưng cũng là một cơ hội để bắt đầu lại và đạt được những điều tốt đẹp hơn.

Cuộc sống của một con người luôn khao khát không trung, tự do thoả chí vẫy vùng, không bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gò bó một không gian nhỏ bé thường ngày của người bình thường. Khi miêu tả người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đi vào miêu tả hành động và cử chỉ ngôn ngữ mang ý nghĩa mạnh mẽ, đứt khoát ngoài ra thêm các từ chữ Hán để bộc lộ tư tưởng tình cảm của tác giả, rồi dùng điển cố, điển tích… và cả xây dựng thời gian, không gian mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện…

Tóm lại, thông qua đoạn thơ ngắn, hình tượng nhân vật Từ Hải được xây dựng dưới ngòi bút của Nguyễn Du thật chí khí, anh dũng mang khát khao và hoài bão nam nhi muốn lập nên chí lớn.

Đánh giá

0

0 đánh giá