20 mẫu Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu HAY NHẤT

121

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu theo cảm nhận của em.

20 mẫu Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu HAY NHẤT (ảnh 1)

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 1

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

20 mẫu Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu HAY NHẤT (ảnh 2)

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 2

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 3

Huyền Diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được trích từ tập  Thơ Thơ. Bài thơ Huyền Diệu viết về sự đầm thấm, âm điệu. Tác phẩm là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..… Qua bài  thơ, Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiếc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào. Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 4

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 5

Huyền Diệu là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được trích từ tập  Thơ Thơ. Bài thơ Huyền Diệu viết về sự đầm thấm, âm điệu. Tác phẩm là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người”..… Qua bài  thơ, Xuân Diệu muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ. Bài thơ được tác giả cảm nhận rất rõ nét những sắc cảnh xung quanh mình, từ “khúc nhạc thơm” làm say đắm lòng người “thấm tận qua xương tủy”, cái âm điệu thần tiên ấy làm cho tác giả “thấm tận hồn”. Hay như “khúc nhạc hường” đã dẫn lối chúng ta bước vào “thế giới của Du Dương”, khi đắm chìm trong đó “hoa” và “hương” sẽ phảng phất ngay bên. Từ “giọng suối” tới “lời chim” và “tiếng khóc người” hãy cứ để bản thân “uống thơ” và “tan trong khúc nhạc” sẽ thấy “ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi”. Và kể cả là khi khúc nhạc kia đã “ngừng im” thì hãy cứ cầm hơi mà lắng nghe trái tim, nó vẫn cứ “run hoài” như những “chiếc lá” cho dù “trận gió”, bão táp đã qua đi từ hồi nào.  Bài thơ chứa đựng cả bầu trời tâm tư cũng như cảm xúc của nhà thơ, qua đó đã thể hiện được nỗi niềm khát khao, mong ước hòa nhập với cuộc đời của tác giả Xuân Diệu. Tác phẩm là một thành công lớn đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của nhà thơ vụt sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

Đoạn văn nói về vẻ đẹp của bài thơ Huyền diệu - mẫu 6

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Đánh giá

0

0 đánh giá