TOP 20 mẫu Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

136

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

Đề bài: Hãy tạo lập một văn bản thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để giới thiệu một tác phẩm văn học được bạn đánh giá là đặc sắc.

TOP 20 mẫu Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (ảnh 1)

Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ - mẫu 1

Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi thứ 28 trích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung sinh năm 1330 mất năm 1400, ông sinh ra và lớn lên trong khoảng cuối thời nhà Nguyễn đầu thời nhà Minh. Ông là người có hiểu biết sâu rộng lại chịu tác động của tư tưởng nho giáo, thế nên tính cách của ông có phần rạch ròi, yêu ghét rõ ràng. Các sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, với ông, tư tưởng trung quân ái quốc là điều tất yếu được xem trọng. Ông nhìn đời với một con mắt tinh tường và sâu sắc, chính bởi sự nhận thức đúng đắn về xã hội cũng như các vấn đề chính chính trị nhưng lại không thể tự mình thực hiện, vậy nên ông gửi gắm vào tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng hơn về đoạn trích mang tên Hồi trống Cổ Thành.

Trước khi đến với nội dung đoạn trích, chúng ta cùng điểm qua vài nét về tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Tác phẩm được viết dựa trên những sự kiện lịch sử có thật diễn ra, mà nổi bật hơn hết là phản ánh sự tương tranh giữa ba tập đoàn phong kiến lớn Ngụy, Thục, Ngô. Tác phẩm này mang giá trị lịch sử và quân sự to lớn, vạch trần tội ác và sự tàn bạo của giai cấp thống trị với với con dân, đẩy họ vào bần cùng, bế tắc, do đó trong họ luôn ẩn chứa một ước mơ, khao khát về những vị vua hiền tướng giỏi, đủ sức đủ tài để có thể lãnh đạo, giải thoát họ ra khỏi cảnh áp bức, khốn cùng.

Hồi trống Cổ Thành là tên gọi do người biên soạn đặt, đoạn trích không phải toàn bộ hồi 28 mà là một phần giữa được trích ra, với hai câu thơ mở đầu:

“Chém Sái Dương anh em hòa giải

Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

 Tam Quốc diễn nghĩa, có rất nhiều nhân vật anh hùng song tiêu biểu phải nhắc đến Quan Công và Trương Phi, hai nhân vật này là hai nhân vật đóng vai trò trung tâm trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. Đoạn trích thuật lại cuộc hội ngộ, đoàn tụ và giải quyết hiềm khích giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, đồng thời đề cao lòng trung nghĩa và tài năng của cả hai.

Đoạn trích được chia thành ba phần chính tương thích với ba giai đoạn, phần một là cuộc gặp mặt giữa Quan Công và Trương Phi, phần hai là diễn biến cũng là cao trào xung đột, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tiếp nối phần hai là phần ba mâu thuẫn được giải quyết, anh em đoàn tụ.

Đoạn trích kể về cuộc chạm tráng đầy kịch tính giữa Quan Công và Trương Phi đương lúc cả hai đang xảy ra mâu thuẫn. Quan Công trên đường hộ tống hai người chị dâu đi tìm Lưu Bị cần vượt qua các cửa ải của các tướng giặc Tào, vì Tào Tháo suy tính Quan Công là người hữu dụng muốn giữ lại dùng cho sau này nên không cấp giấy phép cho Quan Công qua ải, nhưng cũng không cho người truy bắt.

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nang, Quan Công quyết định mở cho mình một con đường máu, giết sạch các tướng giặc ở năm ải. Đến trước Cổ Thành, ông nghe ngóng được Trương Phi – người em kết nghĩa đang ở đó, ông vui mừng khôn xiết, những tưởng sẽ có cuộc đoàn viên sum họp nhưng Trương Phi vốn bản tính đa nghi, nghĩ rằng Quan Công ăn ở hai lòng đến bắt mình nộp cho Tào Tháo; mặc kệ Quan Công và hai người chị dâu phân trần, Trương Phi quyết không mở cửa thành, buông lời mắng nhiếc, phỉ báng còn dọa đánh Quan Công.

Đúng lúc đó, tướng giặc Tào là Sái Dương mang quân đến, điều này càng làm mối nghi ngờ của Trương Phi tăng thêm, không biết làm cách nào để giải thích cho em, Quan Công hứa chặt đầu Sái Dương để chứng minh mình trong sạch. Thấy Quan Công quả quyết vậy, Trương Phi đưa ra điều kiện sau ba hồi trống, Quan Công phải chặt được đầu Sái Dương thì mới tin. Trương Phi vừa đánh lên hồi trống đầu tiên, Sái Dương đã đầu rơi xuống đất, thấy vậy Trương Phi nguôi giận, cho phép Quan Công cùng hai người chị dâu vào thành; sau khi nghe cả ba phân trần, Trương Phi hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành mọi chuyện, rỏ nước mắt khóc, cúi lạy Quan Công.

Cổ Thành cũng chính là cửa ải thứ sáu mà Quan Công phải vượt qua, đây là cửa ải hiểm hóc nhất thử thách lòng trung nghĩa. Nếu ở năm cửa ải trước, kẻ thù được xác định trước mắt là tướng giặc, Quan Công sẽ dễ dàng đưa ra quyết định diệt trừ, dù có hiểm nguy, chông gai nhưng nó chẳng là gì so với nỗi oan mà Quan Công đang phải chịu, bởi ông là một vị chủ tướng vì thế oan tình của ông cũng có phần đặc biệt. Rõ ràng là người ngay thẳng, cương trực nhưng trước sự nghi oan của người em kết nghĩa, Quan Công phải nhún nhường để thanh minh, ông còn cầu cứu hai người chị dâu nhờ phân trần hộ mình.

Không phải Quan Công không đủ sức phá thành vượt ải, mà nói một cách chính xác hơn, Quan Công coi trọng lòng trung nghĩa, ông không thể coi người em kết nghĩa là kẻ thù cho được. Người đời gọi ông là người tuyệt nghĩa, song mấy ai hay chữ nghĩa cũng có hai mặt bao gồm trung nghĩa và tín nghĩa, trong trung nghĩa ai cũng biết đến là trung quân ái quốc, nhưng còn phần tín nghĩa với anh em, bạn bè cũng không nên xem nhẹ.

Qua đoạn trích trên tác giả muốn người đọc thấy được tài năng cũng như bản lĩnh của Quan Công, một người luôn cẩn trọng với lòng trung nghĩa tuyệt đối. Đối lập với đó là tính cách nóng nảy, hấp tấp của Trương Phi. Tác giả muốn dùng Quan Công để làm nền nhằm để tính cách Trương Phi được bộc lộ một cách rõ ràng nhất có thể. Mặc dù hai tính cách có phần đối lập nhưng xét cho cùng họ đều là những người tài, mong muốn cống hiến sức mình cho đất nước vậy nên tác giả không biểu thị thái độ phê phán hay coi thường bất kì ai mà bằng lời nói và hành động biểu thị rõ nét tính cách của họ.

“Hồi trống” gợi lên không khí chiến trận kịch tính làm nên đỉnh điểm cuộc xung đột giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, nhưng cùng với đó mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương cũng đồng thời được phản ánh, tuy chỉ là mâu thuẫn thứ yếu trong cuộc xung đột chính nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự góp phần của nó giúp cao trào được đẩy lên đỉnh điểm, nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở ra nút thắt mâu thuẫn.

Hồi trống là sự thách thức các bậc trượng phu, nó như một chướng ngại bắt buộc vượt qua để làm nên chiến tích, ở đây hồi trống chính là công cụ mà quan tòa – Trương Phi dùng để phán xét Quan Công trung thành hay phản bội, ba hồi trống là ba cơ hội dành cho Quan Công. Và ba hồi trống cũng là dấu hiệu cho sự hóa giải mọi hiềm khích giữa hai anh em, là ba hồi trống đoàn tụ gia đình.

Với lời kể hấp dẫn, lôi cuốn, đoạn trích khiến người đọc như chính tai nghe mắt thấy tất thảy sự việc diễn ra, chúng trở nên sinh động một cách lạ kỳ. Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh như một vở kịch chính thống hơn là một câu chuyện. Thay vì tác giả chỉ ra tính cách cũng như áp đặt cho nhân vật một tính cách một hình tượng đặc trưng thì La Quán Trung lại lựa chọn để nhân vật tự bộc lộ tính cách cũng như bản lĩnh thông qua lời nói và hành động, điều này cho thấy tác giả vô cùng thông minh bởi cách này giúp nhân vật trở nên thật và có hồn hơn. Đọc qua đoạn trích tự bản thân người đọc hình dung được hai bức tượng đài sừng sững về lòng trung nghĩa; sự chân thành có ở hai anh em Quan Công và Trương Phi.

Nói về nghệ thuật chúng ta không thể bỏ qua cách tạo dựng tình huống truyện có cao trào và đầy kịch tính của tác giả. Cao trào của truyện được lồng ghép vào đó nhiều tình tiết hấp dẫn, nhất là các mâu thuẫn có mối liên hệ với nhau, chính mâu thuẫn này làm nền để bật lên mâu thuẫn kia và ngược lại, chúng tác động nhau theo nhiều cách nhưng dù ở cách nào đi chăng nữa, nhờ có chúng cao trào mới được đẩy lên một cách đỉnh điểm thỏa mãn nhu cầu người đọc. Việc chọn lựa những chi tiết đưa vào truyện cũng là một trong các yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồi trống Cổ Thành.

Tác phẩm Hồi trống Cổ Thành trích trong hồi 28 Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thực sự là bức tranh lịch sử, bức tranh thời đại dựng nên bằng ngôn từ. Dù chủ đề được lựa chọn là chiến tranh là trận mạc, là sự tranh đấu giữa các triều đại song song đó nó vẫn hàm chứa những bài học quý báu về cách làm người. Hơn hết, nó thể hiện tư tưởng Nho giáo của người phương Đông về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tất cả đều được bộc lộ thông qua các nhân vật. Ngoài giá trị lịch sử to lớn, tác phẩm này của La Quán Trung còn được xem là binh pháp cơ bản, là nghệ thuật đánh trận dụng binh được vận dụng trong cả thời đại ngày nay, bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy được sự tồn tại vượt thời gian cũng như sức ảnh hưởng to lớn mà tác phẩm này mang lại.

TOP 20 mẫu Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (ảnh 2)

Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ - mẫu 2

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới (1930 – 1945). Thơ ông giàu lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông đồ” là một trong những bài thơ nổi bật nhất tiêu biểu cho hồn thơ giàu cảm xúc của ông., thể hiện niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận một lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

Hai khổ thơ đầu, tác giả gợi ra hình ảnh ông đồ thời còn vàng son:

“Mỗi năm hoa đào nở
/…/
Như phượng múa rồng bay”

Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, khi hoa đào nở rộ báo hiệu Tết đến xuân về “lại thấy ông đồ già” đang bày mực tàu, những tờ giấy đỏ bên phố xá đông đúc. Theo phong tục ngày Tết, trong nhà mỗi gia đình thường treo những câu đối bằng giấy điều đỏ để cầu chúc cho một năm mới tốt lành. Khi ấy người ta lại tìm đến ông đồ và ông đồ có dịp trổ tài.

Trong không khí rộn rã tưng bừng của ngày Tết, trong sắc màu tươi thắm của hoa đào, hình ảnh ông đồ với màu sắc rực rỡ của mực tàu và giấy đỏ đã thu hút bao người xúm đến. Hình ảnh ông đồ vừa hài hòa, vừa nổi bật giữa không khí của không khí ngày Tết. Người ta xúm xít quanh ông không chỉ vì thuê viết mà còn vì ngưỡng mộ tài viết chữ của ông. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ như phượng múa rồng bay”.

Nghệ thuật so sánh của hai câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong hai khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong khổ 3 và 4 vẫn hiện lên hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Ngày trước là cảnh “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài”. Bây giờ thì “Người thuê viết nay đâu?”. Câu thơ là một câu hỏi buồn xa vắng. Ông đồ ngồi buồn trong cảnh vắng vẻ đến thê lương. Nỗi buồn tủi thấm vào những cảnh vật vô tri vô giác:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

Màu giấy mực điều vốn thắm bây giờ vẫn đỏ mà không thắm lên được – vì chẳng ai đụng đến nên trở thành vô duyên bẽ bàng. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông chim chạm vào nên mực đọng lại, nghiên mực trở thành nghiên sầu. Biện pháp nhân hóa, đem nỗi buồn tủi của con người thấm lên cảnh vật khiến cho nỗi buồn càng thêm thấm thía. Cuộc đời ngày càng buồn hơn: “Mỗi năm mỗi vắng”. Qua mỗi năm, người thuê viết càng ít dần, cuối cùng đến lúc:

“Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay”

Có sự đối lập xót xa giữa cái không thay đổi và cái thay đổi. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, không có gì thay đổi nhưng cuộc đời đã khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng “qua đường không ai hay”, không còn ai biết đến sự có mặt của ông đồ. Lòng ông đồ trống vắng nên trời đất cũng lạnh lẽo thê lương:

“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

Ở khổ thơ cuối đã không còn thấy hình ảnh ông đồ:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”

Đã bao năm sự xuất hiện của ông đồ luôn gắn với hình ảnh hoa đào ngày Tết. Năm nay hoa đào lại nở nhưng không còn thấy hình ảnh ông đồ tạo cảm giác hụt hẫng, chơi vơi. Kiểu kết cấu đầu cuối tương xứng như vậy có tác dụng làm nổi bật chủ đề bài thơ. Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi đầy bâng khuâng, trực tiếp bày tỏ tâm tư của nhà thơ:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Những chữ “xưa”, “muôn năm cũ” khơi sâu vào nỗi cay đắng ngậm ngùi. Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi một cách xót xa: Hỏi mây hỏi trời, hỏi cuộc sống hỏi một thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như một lời tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương.

Và tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn một màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.

Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời đã tàn. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt. Cái hay của bài thơ là tuy viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn có năm khổ nhưng đã gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hệ. Bài thơ làm thức tỉnh bao con người bởi âm điệu trầm buồn, những câu hỏi gợi cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng giản dị, câu thơ vừa có hình ảnh vừa có sức gợi cảm.

Nó đã khắc họa được cuộc đời tàn tạ của một thế hệ nho sĩ đồng thời xen lẫn nỗi niềm hoài cảm, luyến tiếc của nhà thơ. Mấy ai không khỏi giật mình về sự hờ hững đến mức nhẫn tâm của mình đối với lớp trí thức Nho học ngày xưa để rồi ân hận nuối tiếc trong muộn màng mỗi khi đọc lại bài thơ.

Thuyết minh tác phẩm văn học được đánh giá là đặc sắc có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ - mẫu 3

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

“Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá