Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 1
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một bài học về tình yêu thương giữa người với người đối với mỗi chúng ta. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy thật ấm áp, và hạnh phúc.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 2
Qua truyện “Vợ nhặt”, tác giả Kim Lân còn cho ta thấy được trong hoạn nạn, con người lao động càng yêu thương nhau hơn dù trong cảnh khó khăn, khốn cùng, họ vẫn giữ được phẩm chất đẹp đẽ “đói cho sách rách cho thơm”. Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim - một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy.Cuộc sống khắc nghiệt đọa đày con người bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, nhưng nó không thể dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Dường như ba mẹ con Tràng đã tìm thấy được niềm vui ẩn giấu trong sự nương tựa , cưu mang nhau mà sống. Tình vợ chồng, mẹ con sẽ là động lực giúp họ sức mạnh vượt qua cơn hoạn nạn khủng khiếp này. Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà nhà vawb Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm “Vợ nhặt” đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân – một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 3
Truyện ngắn để lại cho em rất nhiều bài học về triết lý nhân sinh, về tình cảm giữa những con người nghèo khổ, nhưng trên hết, nổi bật lên là tinh thần vượt khó, không đầu hàng số phận, luôn kiếm tìm hạnh phúc trong hoàn cảnh với niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn. Em thấy điều đó thể hiện rõ nhất qua nhân vật bà cụ Tứ. Từ khoảnh khắc bà thấy người con dâu, bà đã nghĩ đến hoàn cảnh của mình, 2 mẹ con đã khó sống sót, con trai bà lại “đèo bòng”. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn hợp lý bởi theo tâm lý chung của mỗi người, họ sẽ lo cho mình trước khi lo cho người khác. Nhưng không, bà đã nhanh chóng chấp nhận dù biết cuộc sống sau này sẽ rất khó khăn bởi tình thương người trong bà trỗi dậy, bà hiểu, thị cũng là một người đáng thương. Rồi người mẹ đó, cũng đang lo lắng về nạn đói, nhưng bà vẫn gắng gượng làm chỗ dựa tinh thần cho các con, luôn động viên các con làm ăn, hy vọng vào một tương lai khá giả, một gia đình êm ấm. Đó chính là tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh của người mẹ nghèo, một tinh thần đáng khâm phục, học hỏi. Em nghĩ rằng bản thân mình nên học hỏi tinh thần vượt khó đó. Khi gặp khó khăn, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, những người xung quanh ta hãy chấp nhận nó và tìm giải pháp, phải có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua nó và luôn biến nguy thành cơ, chuyển bại thành thắng để vượt qua hiểm cảnh.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 4
Truyện ngắn "Vợ nhặt" đã để lại cho em nhiều thông điệp sâu sắc. Đó là bài học về sự vươn lên của con người dù là khó khăn. Dù trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp nhưng con người vẫn khao khát vươn lên để được sống và sống có ý nghĩa. Nhân vật Thị là nạn nhân của nạn đói. Vì miếng ăn mà Thị theo không anh cu Tràng về làm vợ. Tràng giống như cái phao cứu sinh để thị bám víu lấy. Mặc dù là vậy nhưng ẩn sâu trong tâm hồn thị vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp. Cô góp phần tu sửa lại căn nhà, khơi lên trong lòng Tràng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Qua đó, người đọc thấy được khao khát sống mãnh liệt của con người Dù phải đối diện với cái đói, cái chết, con người vẫn luôn giữ hi vọng, ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc. phúc.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 5
Truyện ngắn "Vợ nhặt" đã mang đến cho độc giả nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Trong đó, nhà văn đã làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của con người trong nạn đói. Tràng, thị, bà cụ Tứ đều là nạn nhân của cái đói. Ấy vậy mà họ vẫn luôn đùm bọc, yêu thương lẫn nhau. Chính sự sẻ chia ấy đã khiến cho Tràng cảm thấy "nên người". Với anh, việc có một gia đình mới khiến cho cuộc sống thật sự ý nghĩa. Còn bà cụ Tứ thì luôn muốn gieo vào lòng các con niềm tin, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Tóm lại, ba nhân vật trong truyện chính là tiêu biểu cho hình ảnh những người dân nghèo trước Cách mạng. Dù khó khăn nhưng họ vẫn luôn khát khao được sống, được hạnh phúc
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 6
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một bài học về tình yêu thương giữa người với người đối với mỗi chúng ta. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,… Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy thật ấm áp, và hạnh phúc.
Suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt (mẫu 7)
Đọc "Vợ nhặt" của Kim Lân, độc giả thấy được tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc giữa người với người trong nghịch cảnh. Nạn đói khủng khiếp năm 1945 từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với dân tộc. Trong hoàn cảnh đó mà Tràng - người dân nghèo làm nghề kéo xe thóc thuê dám lấy vợ. Nói chính xác là anh nhặt được vợ. Thấy cảnh đó, bà cụ Tứ không những không ghét bỏ người con dâu mới mà còn chấp thuận và tôn trọng thị. Qua đây, tác giả đã đề cao sức mạnh của tình yêu thương, sự sẻ chia. Đó chính là sức mạnh to lớn để con người cùng nhau vượt qua khó khăn.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 8
"Vợ nhặt" là truyện ngắn mang đến thông điệp sâu sắc về sự biết ơn và trân trọng cuộc sống. Những năm 1945, cả dân tộc ta phải gánh chịu nạn đói khủng khiếp. Lịch sử đã ghi lại: giai đoạn đó có hơn hai triệu đồng bào ta phải chết vì đói. Trong hoàn cảnh ấy, cái khổ đã in hằn trên gương mặt của mỗi người. Dưới ngòi bút của Kim Lân, người đọc không chỉ thấy được bức tranh ngày đói mà còn cảm nhận được tình người sâu sắc. Dù cho có khó khăn thì Tràng, Bà cụ Tứ cùng thị vẫn đùm bọc, yêu thương lẫn nhau. Qua truyện ngắn "Vợ nhặt", người đọc càng thấu hiểu hơn những nỗi vất vả của con người xưa kia. Vậy nên, chúng ta cần trân trọng cuộc sống đầy đủ như hiện tại và biết yêu thương mọi người xung quanh.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 9
Được chắp bút bởi tài năng xuất chúng và tinh thần nhân đạo của Kim Lân, “Vợ nhặt” đem đến cho người đọc rất nhiều bài học sâu sắc. Trong đó, thông điệp nổi bật nhất cho thấy tinh thần mới mẻ, hiện đại của tác phẩm chính là thông điệp về tình đoàn kết, sức mạnh giai cấp. Điều này được thể hiện ở phần cuối của tác phẩm. Tràng, thị và bà cụ Tứ đều là những người nông dân lương thiện, giàu lòng nhân hậu, có niềm tin vào tương lai. Dù bị nạn đói hành hạ, họ vẫn lấp lánh hy vọng, tìm mọi cách để sống sót. Thế nhưng, để con người có thể thực sự tự do, hạnh phúc thì không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân. Hình ảnh đám người đói chạy trên đê với lá cờ đỏ bay phấp phới là biểu tượng của sự vùng dậy mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tràng bỗng thấy hối hận vì những ngày mình đẩy xe thóc thuê cho bọn Nhật mà không biết quan tâm đến đời sống xung quanh. Có biết bao tác phẩm viết về người nông dân, ca ngợi vẻ đẹp ở họ nhưng chưa chỉ ra được con đường đấu tranh để giải phóng họ. “Vợ nhặt” đã làm được điều ấy. Người nông dân của Kim Lân không bi lụy, cùng đường mà ngời sáng niềm tin. Đây chính là thông điệp lớn nhất của tác phẩm.
Đoạn văn suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt - mẫu 10
Có thể nói, truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ của tác giả Kim Lân là bài học cho mỗi chúng ta về tình yêu thương giữa con người với nhau. Tình yêu có vô số hình dạng, nó giống như một viên đá sáng ngời năm màu. Tuy vô hình nhưng nó hữu hình và xuất hiện nhiều lần trong đời sống hằng ngày. Tình yêu giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không thể định nghĩa được. Nó trừu tượng tới cấp độ khó hiểu. Khi tôi nhìn đứa trẻ mồ côi nằm trên ghế, nhìn ông già ăn xin, nhìn người dân miền Trung Tây Bắc đau khổ vì bão tố, nhìn người chết, gia đình ly tán, tài sản bị mất…Tôi buồn quá và cảm thấy xót thương. Yêu là quan tâm đến nhau, dù chưa từng gặp mặt, dù là người xa lạ nhưng trái tim con người là vậy, tình yêu là vô bờ bến. Và rồi, vì yêu thương, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, cống hiến hết tâm huyết để xây nhà tình thương, chăm sóc trẻ mồ côi, cấp nhà cho người già neo đơn, người khuyết tật, chữa trị cho trẻ em bệnh nặng, v.v. im lặng hay giúp đỡ một cách công khai, không phụ thuộc vào việc ai cũng biết và không phải ai cũng khen ngợi. Chỉ cần có tình yêu thì nơi đây sẽ ấm áp và hạnh phúc.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
Trình bày suy nghĩ về chi tiết bát cháo hành của Thị Nở
Chọn một tác phẩm truyện để lại cho bạn nhiều ấn tượng về cách kể chuyện
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.