Sách bài tập KTPL 11 Bài 21 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

225

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KTPL 11 Bài 21 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21 từ đó học tốt môn Kinh tế Pháp luật 11.

Sách bài tập KTPL 11 Bài 21 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ở văn bản luật nào dưới đây?

A. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

B. Bộ luật Dân sự năm 2015 và Hiến pháp năm 2013.

C. Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

D. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

b) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý nào dưới đây thể hiện quyền của công dân về tự do tôn giáo?

A. Các thành viên trong gia đình có thể theo tôn giáo khác nhau nhưng không nhất, được bày tỏ niềm tin về tôn giáo mà mình theo.

B. Các thành viên trong gia đình phải theo cùng một tôn giáo.

C. Các con phải theo tôn giáo mà bố mẹ, ông bà đã theo.

D. Các thành viên trong gia đình có thể theo các tôn giáo khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

c) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo và phải có nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện một số hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Tuân thủ các điều lệ của tổ chức tôn giáo nhưng không chấp hành quy định của pháp luật khi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Tố cáo sai sự thật các chủ thể thực hiện các hoạt động tôn giáo để phá hoại tổ chức tôn giáo mà mình không thích.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

d) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

A. Tích cực, chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

B. Tuyên truyền không đúng về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.

C. Đồng tình, ủng hộ các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

D. Từ chối tham gia các hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Lời giải:

a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.

c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Câu 3 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn chí giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình.

Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?

b. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O (người theo tôn giáo G), một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.

Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì sao?

Lời giải:

Tình huống a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dân ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, bỏ bê công việc hằng ngày, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Tình huống b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G của những người thân anh H và hành vi yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị O. Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các hành vi này đều không phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 4 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau?

a. Khi bạn thân lôi kéo em tham gia một tôn giáo lạ, mới du nhập vào địa phương em.

b. Bố mẹ không cho phép chị gái của em tham gia các lễ hội tín ngưỡng ở địa tập. phương vì sợ ảnh hưởng tới việc học tại

c. Bác hàng xóm tới thuyết phục bố mẹ em bỏ việc làm ruộng vất vả để đi theo tôn giáo lạ, truyền tà đạo sẽ được nhận số tiền lớn.

d. Một số bạn trong lớp em từ chối tham gia hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn dinh giáo do địa phương tổ chức.

Lời giải:

Tình huống a. Từ chối và khuyên bạn không nên tham gia tôn giáo lạ, mới du nhập vào địa phương vì rất có thể đó là tôn giáo xấu, hoạt động trái với các quy định của pháp luật.

Tình huống b. Giải thích để bố mẹ hiểu việc không cho phép chị gái tham gia các lễ hội tín ngưỡng ở địa phương là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Đồng thời, giải thích để bố mẹ hiểu việc tham gia các lễ hội tín ngưỡng ở địa phương sẽ giúp chị gái mở rộng sự hiểu biết về tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc.

Tình huống c. Giải thích cho bố mẹ hiểu nếu đi theo tôn giáo lạ, truyền tà đạo sẽ vi phạm pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo.

Tình huống d. Khuyên các bạn nên tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo do địa phương tổ chức vì đó là một trong những trách nhiệm của học sinh.

Câu 5 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sưu tầm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo gợi ý dưới đây:

STT

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân

về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Quyền

Nghĩa vụ

Hậu quả pháp lí khi vi phạm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

STT

Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân

về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Quyền

Nghĩa vụ

Hậu quả pháp lí khi vi phạm

1

Hiến pháp Việt Nam năm 2013

tuân thủ pháp luật và không được lạm dụng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Hậu quả pháp lý khi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo có thể bao gồm các biện pháp kỷ luật hành chính, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, vi phạm quyền và nghĩa vụ này cũng có thể dẫn đến mất quyền tự do, hạn chế hoạt động, hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các cá nhân hoặc tổ chức liên quan.

2

Bộ Luật Hình sự 2015

Tuân thủ pháp luật, Tránh thành lập, tham gia các tổ chức, tôn giáo vi phạm pháp luật, Đoàn kết, không gây chia rẽ, đánh đổ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác

-Điều 273 quy định: "Ai truyền bá giáo lý với mục đích phá hoại nhà nước, gây rối trật tự công cộng sẽ bị phạt từ 3 năm đến 12 năm tù."

- Điều 274 nêu: "Ai cưỡng bức công dân chuyển đổi tôn giáo, hoặc truyền bá tôn giáo bằng bạo lực hoặc cưỡng ép sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù."

Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Đánh giá

0

0 đánh giá